Thương hiệu thời trang Aristino có đang lừa dối người tiêu dùng?


LTS: Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành thời trang hiện đại, việc cung cấp thông tin chính xác về thành phần chất liệu sản phẩm không chỉ thể hiện sự trung thực mà còn là trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Thời trang Aristino (sản phẩm của Công ty Cổ phần đầu tư K&G Việt Nam), một thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang nam tại Việt Nam, với nhiều triết lý, những tầm nhìn, cùng sứ mệnh gửi gắm trong các sản phẩm thời trang. Thế nhưng, gần đây nhiều ý kiến cho rằng thương hiệu thời trang này có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng liên quan đến thông tin ghi trên nhãn sản phẩm. Cụ thể, sản phẩm của thương hiệu này được công bố có thành phần cấu tạo gồm 40% Modal, 30% Lotus, 25% Polyester và 5% Spandex. Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm thực sự chứa đến 49,8% Polyester, 47,4% Visco và chỉ 2,8% Spandex. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức kinh doanh trong ngành thời trang.

Một địa điểm kinh doanh thời trang mang thương hiệu Aristino trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Niềm tin của người tiêu dùng có đang bị “đánh cắp”?
Ngành thời trang đang ngày càng phát triển với sự đa dạng về mẫu mã và chất liệu. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ tìm kiếm sản phẩm đẹp mà còn quan tâm đến chất lượng và độ an toàn của chất liệu. Chính vì vậy, việc cung cấp thông tin rõ ràng về thành phần chất liệu là yếu tố thiết yếu trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng.


Trên nhãn sản phẩm áo mang thương hiệu Aristino được sản xuất bởi Công ty Cổ phần đầu tư K&G Việt Nam trên nhãn ghi thành phần: 40% Modal, 30% Lutus, 25% Polyester, 5% Spandex.

Mặc dù đã có nhiều quy định về việc ghi nhãn hàng hóa, thực tế vẫn có không ít trường hợp các thương hiệu lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để công bố những thông tin sai lệch. Việc này không chỉ gây tổn hại cho quyền lợi của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Những triết lý, giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn là văn hóa của Công ty Cổ phần đầu tư K&G.
Trở lại với trường hợp của Công ty Cổ phần đầu tư K&G Việt Nam (địa chỉ: tầng 11, khối A, tòa soạn Sông Đà, đường Phạm Hùng, thành phố Hà Nội), đơn vị sở hữu thương hiệu thời trang Aristino, việc công bố thành phần chất liệu không đúng thực tế đã dấy lên nhiều tranh cãi. Theo như thông tin trên nhãn sản phẩm, người tiêu dùng được khuyến khích mua sản phẩm với cam kết rằng nó được làm từ những chất liệu cao cấp như Lotus (vải sợi sen) và Modal (vải sợi sồi), hai chất liệu vải này được biết đến với tính chất mềm mại, thoáng khí và thân thiện với môi trường. Bởi vậy, việc định giá cho sản phẩm cũng cao hơn rất nhiều so với sản phẩm thời trang của một số đơn vị khác.

Kết quả kiểm nghiệm chỉ ra rằng, sản phẩm trên chứa thành phần chính là sợi Polyester và không chứa sợi sen như thương hiệu Aristino quảng cáo.

Tuy nhiên, thực tế khi kiểm nghiệm cho thấy thành phần chính là sợi Polyester chiếm 49,8% là chất liệu chính cấu thành lên sản phẩm. Sợi Polyester, một loại chất liệu tổng hợp, có độ bền cao, nhưng không thấm hút tốt và rất nóng, khả năng phân hủy thấp, gây hại cho môi trường. Vì vậy chất liệu này thường có giá thành rẻ.
Việc cung cấp thông tin sai lệch về chất liệu sản phẩm không chỉ khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào thương hiệu mà còn có thể gây ra những tác hại về sức khỏe. Chất liệu Polyester, đặc biệt là khi kết hợp với các loại hóa chất trong quá trình sản xuất, có thể gây dị ứng hoặc kích ứng da cho một số người dùng nhạy cảm. 
Người tiêu dùng đã bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua sản phẩm được quảng cáo là cao cấp, nhưng lại nhận về một sản phẩm kém chất lượng hơn mong đợi.
Công ty Cổ phần đầu tư K&G Việt Nam sử dụng chất liệu vải có thành phần không đúng như công bố trên nhãn hàng hóa, vấn đề này không chỉ đơn thuần là sai sót trong quy trình sản xuất mà còn là sự thiếu minh bạch và không trung thực trong kinh doanh, có dấu hiệu của việc sản xuất hàng kém chất lượng và hành vi lừa dối người tiêu dùng nhằm trục lợi bất chính.
Thương hiệu Aristino đã xây dựng được một hình ảnh tích cực trong lòng khách hàng nhờ vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, hành vi lừa dối này có thể dẫn đến việc mất lòng tin từ khách hàng, gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và giá trị thương hiệu. Một khi người tiêu dùng đã cảm thấy bị lừa dối, rất khó để họ quay lại và ủng hộ thương hiệu đó trong tương lai.
Điều tệ hại, dấu hiệu hành vi lừa dối của một thương hiệu lớn như Aristino có thể tạo ra một hiệu ứng domino tiêu cực đối với toàn ngành thời trang. Nó làm giảm lòng tin của người tiêu dùng đối với các thương hiệu thời trang trong nước khác, thậm chí khiến họ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của toàn bộ thị trường. Điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng niềm tin trong ngành, làm giảm doanh thu và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.
Bởi vậy không ít người tiêu dùng cho rằng niềm tin của mình đang bị tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí nhiều người tiêu dùng tự hỏi: niềm tin của mình có đang bị "đánh cắp" để trục lợi?
Đánh giá về vấn đề trên bà Nguyễn Thu Hà, đại diện Công ty Cổ phần đầu tư K&G Việt Nam cho biết: “Sau khi nhận thông tin của cơ quan báo chí, phía Quản lý thị trường Hà Nội có sang làm việc với bên công ty. Đồng thời phía Công ty Cổ phần đầu tư K&G Việt Nam cũng có động thái thu hồi các sản phẩm sợi sen trên thị trường... Phía lãnh đạo Công ty đánh giá đây là một sơ suất rất nghiêm trọng, do tin tưởng ở phía nhà cung cấp. Cái sự vụ này xảy ra không ai mong muốn...”.
Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập đến thông tin số lượng sản phẩm thời trang sợi sen đã bán ra thị trường, phía bà Hà cho rằng: “... Xin phép không cung cấp thêm thông tin hoặc có ý kiến gì khác về vấn đề này”.
Dẫu biết, phía Công ty Cổ phần đầu tư K&G Việt Nam không né tránh sự việc, sẵn sàng thu hồi sản phẩm đang bày bán tại các đơn vị phân phối và các showroom trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, với số lượng hàng hóa đã lưu thông trên thị trường với giá thành lên đến 750.000 đồng cho 1 chiếc áo phông không đúng với chất liệu đang quảng cáo, phía công ty này sẽ chính sách bồi hoàn sản phẩm, hoặc bồi hoàn kinh tế ra sao? Người tiêu dùng đón chờ thông cáo báo chí của doanh nghiệp (!)
Giải pháp và hướng đi trong tương lai
Người tiêu dùng cần được trang bị kiến thức về cách nhận diện chất liệu và hiểu rõ các thông tin ghi trên nhãn sản phẩm. Họ cần biết rằng không phải mọi sản phẩm được quảng cáo là cao cấp đều thực sự như vậy. Tham gia các khóa học, hội thảo về thời trang và chất liệu có thể giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về sản phẩm mình mua.
Các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa và thông tin ghi trên nhãn. Cần thiết lập những quy định rõ ràng và nghiêm ngặt hơn để xử lý các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, các cuộc kiểm tra định kỳ cũng nên được thực hiện để đảm bảo các thương hiệu tuân thủ đúng quy định.
Các thương hiệu cần cam kết minh bạch hơn trong quá trình sản xuất và cung cấp thông tin. Việc công khai quy trình sản xuất và nguồn gốc nguyên liệu không chỉ giúp tăng cường lòng tin từ người tiêu dùng mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng hơn trong ngành thời trang.
Hành vi lừa dối người tiêu dùng của Aristino liên quan đến việc công bố sai thông tin về thành phần chất liệu sản phẩm không chỉ gây hại cho uy tín thương hiệu mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức trong kinh doanh. Để xây dựng một ngành thời trang bền vững và đáng tin cậy, cả thương hiệu và người tiêu dùng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy tính minh bạch. Chỉ khi đó, ngành thời trang mới có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững trong tương lai.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

(CHG) Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.

Xem chi tiết
2
2
2
3