Tiền mất, tật mang vì... giảm cân


(CHG) Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nhận được báo cáo kết quả kiểm nghiệm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ninh phát hiện sản phẩm Poria super model không có nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt có chứa chất cấm Sibutramine.

Sản phẩm hỗ trợ giảm cân có chứa chất cấm Sibutramine.
Theo thông tin ghi trên nhãn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Poria super model sản xuất tại: American Biologic và Technology (HK) Limited, địa chỉ: 903 Dannies, HSE 20 Luard, Wanchai HK. Đơn vị nhập khẩu, phân phối là Công ty cổ phần EU YB (địa chỉ: Tổ 13, TT. Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái).
Trong sản phẩm này có chứa chất cấm Sibutramine với liều lượng 16,3 mg/viên. Cục An toàn thực phẩm cũng khẳng định không cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho sản phẩm này.
Trong thời gian các cơ quan chức năng đang xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có các thông tin như nêu trên.
“Trường hợp phát hiện sản phẩm này lưu hành trên thị trường, đề nghị thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật”, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, chất Sibutramine có nhiều độc tính và tác dụng phụ, nguy cơ gây biến cố về tim mạch, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim cho nên cả Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ và Cơ quan dược phẩm châu Âu đã ngừng sử dụng từ năm 2010.
Sibutramine là chất làm giảm cảm giác thèm ăn, có thể được chỉ định để giảm cân. Tuy nhiên, nó lại có tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ tim mạch, chóng mặt, đau đầu, dị ứng. Tại Việt Nam, Sibutramine thuộc danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ không nên tin vào những lời quảng cáo có tác dụng giảm cân như "thần dược", tìm đến các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc và chất lượng trên thị trường để nhận hậu quả đối với sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Các thực phẩm chức năng, các đồ uống quảng cáo với tác dụng hỗ trợ giảm cân hiện nay thì hiệu quả thường không rõ ràng, về tác dụng và độ an toàn không thể so sánh bằng các thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên các thực phẩm chức năng lại được quảng cáo, đồn thổi và được bán với giá rất cao.
Cách giảm cân đúng nhất là đầu tiên người dân nên đi khám và tư vấn của chuyên môn y tế, điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện phù hợp. Khi cần sử dụng thuốc giảm cân thì phải có bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sý nội khoa khám, kê đơn, theo dõi an toàn.
Sibutramanie là chất có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân, nhưng lại có tác dụng phụ nguy hại như gây mất ngủ, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 
Còn lại: 1000 ký tự
Khởi tố, tạm giam chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” bán hàng giả

(CHG) Lê Văn Hải – chủ kênh TikTok “Gia đình Hải Sen” có 2,6 triệu lượt follow, thường xuyên đăng tải các video bán các sản phẩm trên kênh này, đã bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra.

Xem chi tiết
Tạm giữ hơn 23.000 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ kiểm tra, phát hiện và tạm giữ 23.468 sản phẩm yến chưng nghi không đạt chất lượng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT.

Xem chi tiết
Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ, sĩ quan "bảo kê" tiếp tay hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

(CHG) Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có biểu hiện tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm pháp luật với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Xem chi tiết
Động thái của hệ thống nhà thuốc Pharmacity khi sản phẩm được bán trong hệ thống thuộc công ty sản xuất hàng giả

(CHG) Pharmacity thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, sau khi Bộ Công an xác định hai sản phẩm “Baby Shark” và “Medi Kid Calcium K2” của công ty này là hàng giả.

Xem chi tiết
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube

(CHG) Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3