Vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe


(CHG) Cục An toàn thực phẩm vừa đưa ra cảnh báo về hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Liên doanh Đức và Công ty Thái Vạn Xuân vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
 
Ảnh minh hoạ về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. 
Vừa qua, một số đường link, website đã đăng quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ mà công dụng như "thần dược". Việc quảng cáo nhuư vậy đã vi phạm pháp luật. Cụ thể, những thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Angelbone, viên dạ dày Cẩm Sâm Vàng do Công ty cổ phần Dược phẩm Liên doanh Đức (số nhà 7, ngạch 23/20, ngõ 23, phố Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm; Sâm Tố Nữ Sweet Love, dưỡng cốt Thái Vạn Xuân do Công ty TNHH Thái Vạn Xuân (số 4, M2, TT6 khu Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Các sản phẩm này đều vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Hai công ty trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm tại các đường link/website có xuất hiện quảng cáo các sản phẩm trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Người dân cũng cần lưu ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong mọi trường hợp có biểu hiện triệu chứng bệnh giống như quảng cáo mô tả thì cần phải tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
 
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 128/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
Với các chế tài quy định về quảng cáo sai sự thật đã rất rõ ràng, mức độ xử phạt đối với những vi phạm cũng rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, sai phạm về việc quảng cáo “quá mức” vẫn lan tràn trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội… lôi kéo, lừa dối người tiêu dùng. Do đó, các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt hơn, nghiêm khắc hơn nữa trong việc xử lý sai phạm trong lĩnh vực quảng cáo để chống gian lận thương mại và bảo vệ người tiêu dùng. 
Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3