Xu hướng lựa chọn ưu tiên mua sắm trực tuyến


(CHG) Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cần có chiến lược tạo sự khác biệt, bằng việc tập trung phát triển danh mục sản phẩm và các tính năng phù hợp, nhằm chuyển hướng từ trạng thái “ứng phó” trong thời kỳ Covid sang trạng thái “dẫn đầu” trong thời kỳ bình thường mới.
 
Ảnh minh họa.
Thị trường Thương mại điện tử đa kênh
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam là nền kinh tế có thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba Đông Nam Á, được dự báo sẽ đạt mức 39 tỷ USD vào năm 2025. 
Tại ASEAN, Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đã đưa Cổng thông tin thương mại điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài vào hoạt động. Hiện có 6 nhà cung cấp nước ngoài đang nắm giữ tới 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam là Meta (facebook), Google, Microsoft, Tiktok, Netflix và Apple.
Một khảo sát gần đây với 15.000 nhà bán hàng qua nền tảng quản lý bán hàng Sapo, của Công ty cổ phần Công nghệ Sapo cho thấy, xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh vẫn được thể hiện rõ. Có tới 49,69% nhà bán hàng sử dụng Sàn Thương mại điện tử; 39,13% lựa chọn bán hàng qua mạng xã hội facebook; 9,94% bán hàng qua website; 1,24% lựa chọn bán hàng qua Tiktok shop.
Sapo dự đoán, các nhà bán lẻ sẽ tập trung vào mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến, bán hàng đa kênh.
Sau thời kỳ Covid, người tiêu dùng vẫn đang cởi mở trong việc lựa chọn, sẵn sàng thay đổi thương hiệu, thay đổi địa điểm mua hàng. Thương mại điện tử sẽ tiếp tục trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Alibaba-một trong số sàn thương mại điện tử bán buôn (B2B) tại Việt Nam, sắp tới cũng sẽ phát triển các dịch vụ riêng biệt dành cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người mua hàng toàn cầu. Do đó, doanh nghiệp này đã tổ chức các hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực vận hành Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong ngành nông sản, thực phẩm chế biến-đóng gói, thủ công mỹ nghệ, may mặc, hàng tiêu dùng…
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề không nhỏ trong khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử như mạng lưới giao hàng, kho hàng, thuế, phương thức thanh toán, hàng giả, hàng kém chất lượng… Theo thống kê, có tới 75% đơn hàng thương mại điện tử hàng ngày được giao dịch ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nhưng để tiếp cận thị trường ở các vùng xa, nông thôn cũng không phải là chuyện đơn giản, khi mà hệ thống giao thông, thanh toán vẫn còn nhiều bất cập.
Ông Rakesh Mani, Phó Tổng Giám đốc, Lãnh đạo Thị trường tiêu dùng Đông Nam Á, Công ty Tư vấn PwC Đông Nam Á nhấn mạnh: Các doanh nghiệp cần tập trung cao độ và chủ động linh hoạt trong giai đoạn biến động. Phải có tầm nhìn sáng suốt để nhận biết sự khác biệt trên thị trường, hiểu rõ nhu cầu mua hàng và kênh mua sắm, lập kế hoạch và dự báo kinh doanh, thực tế chuỗi cung ứng cũng như lực lượng lao động và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng không quá dễ dãi “chốt đơn” như trước đây. Bởi lẽ, sau thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, người tiêu dùng đã ý thức và trách nhiệm hơn về việc quản lý chi dùng cá nhân, tập trung cho những nhu cầu cơ bản, thiết yếu.

Các sản phẩm sản xuất trong nước vẫn được người tiêu dùng lựa chọn, tin dùng

Thắt chặt chi tiêu những mặt hàng không thiết yếu
Cuối năm 2022, công cụ tìm kiếm và trình duyệt Cốc Cốc đưa ra nhận định, mua sắm trực tuyến và mua sắm không dùng tiền mặt là xu hướng nổi bật nhất trong 4 xu hướng số của người dùng Việt Nam trên không gian mạng. 3 xu hướng còn lại, lần lượt là Cao cấp hoá; Dịch chuyển số; Nâng cao trải nghiệm, giá trị sống.
Ngày 23/3/2023, sàn thương mại điện tử Lazada cũng công bố kết quả khảo sát về người tiêu dùng trên toàn khu vực Đông Nam Á với 6.000 người tham gia. Theo đó, có tới 73% người tiêu dùng Đông Nam Á đã xem mua sắm trực tuyến là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Đặc biệt, có tới 67% người tiêu dùng đồng ý rằng, các lễ hội mua sắm lớn trong năm với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hành vi mua sắm của họ.
Tại Việt Nam, 52% trong số người tiêu dùng được hỏi thể hiện sự yêu thích dành cho các thương hiệu sản xuất trong nước; 66% cho biết họ luôn tìm kiếm ưu đãi tốt nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình. Chỉ có 34% còn lại sẵn sàng mua những mặt hàng, bất kể có giảm giá hay không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất.
Ngày 17/4 vừa qua, PwC Việt Nam đưa ra khuyến cáo: Do ảnh hưởng của khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng trên toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam đang điều chỉnh thói quen chi tiêu một cách đáng kể. 
Khảo sát “Thói quen Tiêu dùng tại Việt Nam” của PwC Việt Nam năm 2023 cũng cho thấy, có tới 62% người tiêu dùng đang cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu; 54% người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ; 42% là du lịch; 38% là điện tử; 18% người tiêu dùng Việt Nam dự định cắt giảm chi tiêu cho mặt hàng tạp hoá và thực phẩm.
Cùng với xu hướng quay trở lại làm việc tại văn phòng của doanh nghiệp Việt Nam, các kênh bán lẻ cũng thay đổi cách vận hành để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, như chuyển đổi giữa mua sắm thực phẩm nhanh và mua sắm cho cả tuần, hay mua theo kế hoạch và ngẫu hứng. Người tiêu dùng đang có xu hướng cắt giảm chi tiêu, kết hợp mua sắm trực tiếp và trực tuyến, ưu tiên sử dụng sản phẩm từ các nhà cung cấp có uy tín, đồng thời, sẵn lòng trả thêm tiền cho các sản phẩm được đặt riêng.

Các siêu thị đã thu hút người tiêu dùng trở lại mua sắm sau thời kỳ Covid-19 

Khảo sát cũng chỉ ra, vũ trụ ảo (metaverse) là xu hướng mới với người tiêu dùng Việt. Việc sử dụng metaverse như một kênh mua sắm vẫn đang ở giai đoạn đầu trên toàn cầu.
Theo thống kê, 10% người dùng toàn cầu sử dụng metaverse để chơi game hoặc xem phim dưới dạng thực tế ảo (VR), 9% người dùng toàn cầu sử dụng metaverse để trải nghiệm môi trường bán lẻ hay buổi hòa nhạc trong thế giới ảo; 9% người dùng toàn cầu sử dụng metaverse để mua các sản phẩm kỹ thuật số như NFT. 
Việt Nam đứng thứ hai (43%) trong số các nước có mong muốn trải nghiệm các hoạt động liên quan đến metaverse cao nhất sau Ấn Độ (48%) và trước Hồng Kông (42%).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để hoạt động thương mại điện tử có bước tiến xa hơn, bắt kịp xu thế phát triển của khu vực và thế giới, bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại Việt Nam của Lazada cho rằng, ngay lúc này, Chính phủ Việt Nam cùng các cơ quan hữu quan cần có những kế sách cụ thể và linh hoạt hơn, đảm bảo vừa chặt chẽ trong quản lý vừa thông thoáng về cơ chế, chính sách giúp các đơn vị có nền tảng thương mại điện tử kể cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử tận dụng và phát huy hiệu quả nhất sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
(Còn nữa)
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
2
2
2
3