(CHG) Thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp. Vì vậy, để bình ổn thị trường hàng hóa, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa dịp Tết Nguyên đán.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình - ông Nguyễn Bá Thức cho biết, lợi dụng nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã trà trộn, lén lút đưa hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ ra thị trưởng. Bên cạnh đó, việc mua bán hàng hóa qua mạng phát triển mạnh gây khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính và người tiêu dùng, gây thất thu ngân sách Nhà nước, thậm chí ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Để bình ổn thị trưởng dịp Tết, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Cục yêu cầu các đội quản lý thị trường trực thuộc chủ động nắm bắt diễn biến thị trường, tăng cường việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt các mặt hàng như: lương thực, thực phẩm chức năng...
Trong năm 2022, lực lượng quản lý thị trường đã thực hiện kiểm tra 1.397 vụ, xử lý 344 với 355 hành vi vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 1.636.930.000 đồng. Đặc biệt, trong tháng 12, tháng cao điểm dịp Tết Nguyên đán, lực lượng quản lý thị trưởng tỉnh đã thực hiện kiểm tra 30 vụ, xử lý 30 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước gần 370 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, an toàn thực phẩm, thuốc lá...
Thời gian tới, lực lượng Quản lý thị trường Hòa Bình sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng,..
Đồng thời giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử, tổng hợp, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để đảm bảo phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
1
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết