Chuẩn bị đủ nguồn cung để bình ổn giá thị trường Tết Nguyên đán năm 2023


(CHG) Theo thông lệ, cứ dịp Tết lại xuất hiện tình trạng thiếu sản phẩm, tăng giá bất hợp lý một số mặt hàng thiết yếu. Để tránh tình trạng này, các cơ quan chức năng đã triển khai kế hoạch bình ổn giá với hàng nghìn tấn hàng hóa được dự trữ. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Các trung tâm thương mại, siêu thị đặt vấn đề bình ổn giá lên hàng đầu.
Dự trữ đủ nguồn hàng hóa phục vụ Tết
Để đảm bảo cung ứng hàng hóa liên tục, đảm bảo chất lượng, Cục Quản lý thị trường các địa phương đã triển khai kí cam kết về thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. 
Theo đó, các đơn vị tham gia chương trình bán hàng bình ổn giá cam kết tổ chức bán hàng hóa đảm bảo chất lượng, an toàn và cung ứng đầy đủ hàng hóa trong thời gian tham gia. Giá bán các mặt hàng trong chương trình phải đảm bảo ổn định, niêm yết giá hàng hóa công khai và thống nhất tại tất cả các điểm bán hàng bình ổn, bán đúng giá niêm yết. Cam kết không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, không kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng nếu vi phạm nội dung đã cam kết.
Tại các địa phương, cơ quan chức năng cũng đã triển khai xuống các doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị... Như Sở Công thương tỉnh Kon Tum cho biết, các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đã dự trữ hàng hóa ước tính hơn 53,73 tỷ đồng nhằm kiểm soát tình trạng thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Hàng hóa dự trữ gồm những mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao dịp Tết như hàng thực phẩm (đường, bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, mì tôm, bánh, kẹo, hạt các loại), lương thực (gạo, gạo nếp các loại), thực phẩm tươi sống (thịt heo...), thực phẩm chế biến. 
Đặc biệt, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: Đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng không đảm bảo an tòa vệ sinh thực phẩm. Nếu phát hiện cá nhân, đơn vị có dấu hiệu lợi dụng dịp Tết để tăng giá bán hàng hóa bất hợp lý, không niêm yết giá, người dân có thể phản ánh về số điện thoại đường dây nóng 0260.3500.399 để kịp thời xử lý.
Sở Công thương Đồng Nai cũng đã đề nghị các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn giá, bình ổn thị trường một số mặt hàng thiết yếu năm 2022-2023, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2023 và ứng phó với các tình huống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Chương trình được triển khai tập trung đối với các mặt hàng thiết yếu gồm: Gạo, thịt heo, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh, sách giáo khoa - vở học sinh. Phương thức bán hàng được tổ chức theo hình thức cố định và lưu động.
Mới đây, Sở Công thương TP. Đà Nẵng cho biết, đến thời điểm này, kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu và tổ chức bán hàng phục vụ Tết Nguyên đán đã hoàn tất. Sở Công Thương sẽ tổ chức 18 điểm bán hàng bình ổn giá trong dịp Tết Quý Mão 2023. Tổng số hàng hóa thiết yếu dự trữ của 19 đơn vị sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ tham gia dự trữ gồm: 352 tấn gạo, nếp các loại; hơn 4.000 tấn thịt các loại; 900 tấn rau củ quả các loại; 647 tấn thực phẩm chế biến, đóng gộp, 288 tấn thực phẩm khô, 796 tấn bánh kẹo các loại … với tổng giá trị gần 2.300 tỷ đồng.
Các hộ kinh doanh tại 4 chợ lớn của thành phố như chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ đầu mối Hòa Cường cũng có kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết ước tính gần 740 tỷ đồng (69 tấn gạo nếp, gần 30 tấn thịt các loại, hơn 4.000 tấn rau củ quả). Các doanh nghiệp đầu mối cung ứng thịt gia súc, gia cầm, lương thực thực phẩm; trung tâm thương mại, siêu thị dự trữ hàng hóa khoảng gần 915 tỷ đồng. Các cửa hàng tạp hóa tại các khu dân cư, tuyến phố chuyên doanh tham gia dự trữ với giá trị ước trên 645 tỷ đồng.
Sở Công Thương Đà Nẵng còn thành lập các tổ theo dõi diễn biến thị trường, nhất là diễn biến về giá cả, hành vi đầu cơ, găm hàng không phù hợp để tránh hiện tượng dẫn đến mất ổn định, tăng giá đột biến. Khi phát hiện sẽ phối hợp với Cục Quản lý thị trường để xử lý và ngăn chặn, bảo đảm bình ổn thị trường.
Các doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ hàng hoá cung ứng trong dịp Tết.
Điều hành, bình ổn giá dịp Tết
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ký ban hành Chỉ thị 03/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đề nghị theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật sát tình hình cung cầu, giá cả thị trường trong nước để kịp thời tham mưu các biện pháp quản lý điều hành và bình ổn giá cả thị trường, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Tết; tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; qua đó, tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế, công tác hoàn thuế.
Cục Quản lý giá có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc bộ có liên quan, các đơn vị chức năng thuộc bộ, ngành tổ chức nắm bắt thông tin, theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; nhất là đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; mặt hàng sản xuất quan trọng có giá biến động lớn; tham mưu kịp thời cho Bộ các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp nhằm ổn định mặt bằng giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát. 
Các Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá trên địa bàn. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện niêm yết giá, kê khai giá trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. 
Ngoài ra, thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiểm, đúng chế độ.
Sở Tài chính phối hợp Sở Công thương và các đơn vị liên quan, căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường phù hợp trên địa bàn. Tổ chức thực hiện, triển khai nghiêm túc chế độ báo cáo giá thị trường trước, trong và sau Tết.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các cơ quan, tổ chức Trung ương thuộc Bộ Tài chính đóng tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ban, ngành tổ chức triển khai công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn.
Cục Hải quan tăng cường công tác quản lý rủi ro, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm; chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh các hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, tập trung tại các tuyến và địa bàn trọng điểm thuộc địa bàn quản lý của đơn vị.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước nhằm đảm bảo an sinh xã hội, cứu đói cho dân trong thời gian giáp hạt và dịp Tết cho các vùng bị thiên tai, bão lũ, dịch bệnh..
Cục Thuế chỉ đạo rà soát nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các  doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn việc trốn thuế, nợ đọng thuế và chuyển giá…
Cục Quản lý giá có trách nhiệm đầu mối giúp Bộ tổ chức triển khai Chỉ thị; chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tổ chức thực hiện các nhieemjv ụ quản lý, điều hành và bình ổn giá thị trường; chủ trì triển khai các đoàn kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện công tác quản lý, bình ổn giá tại một số địa bàn trong dịp Tết nguyên đán Quý Mão 2023.

Nhu cầu mua sắm của người dân những dịp cuối năm, tết đến thường sẽ tăng đột biến, dễ làm cho giá cả các mặt hàng tăng giá khi có hiện tượng khan hiếm. Với sự ra quân đồng loạt và quyết liệt của các cơ quan quản lý chức năng từ rất sớm, cùng việc chuẩn bị nguồn cung hàng hóa dồi dào từ các doanh nghiệp... Thị trường Tết Quý Mão 2023 sẽ ổn định, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. 

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Vĩnh long: Kiểm tra xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh long chỉ đạo các đội quản lý địa bàn thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm về hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, hàng hóa có nhãn ghi không đủ các nội dung bắt buộc, xử lý vi phạm hành chính thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3