Bài 4: Chung tay bảo vệ quyền tác giả để khuyến khích sáng tạo, thu hút đầu tư


(CHG) Với sự phức tạp của không gian mạng, quyền sở hữu trí tuệ rất dễ bị xâm phạm. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng đang là vấn đề được các chuyên gia ngành văn hóa và cơ quan quản lý quan tâm hiện nay.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ trên không gian mạng
Việc xâm phạm sở hữu trí tuệ thường xuyên diễn ra, đang cần có sự chung tay ngăn chặn vi phạm. Việc nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng, sẽ tạo nên môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút nhà đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn quan trọng đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ như: Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030… Gần đây nhất, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua với số phiếu nhất trí cao.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực đối với việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức… Theo đại diện Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, số lượng các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng ở 2 lĩnh vực là tên miền và mua bán trên mạng. Đây là những vấn đề khó khăn ở mức độ toàn cầu. 
Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này trở nên khó khăn hơn do việc xử lý chủ yếu bằng biện pháp hành chính, Tòa án thụ lý rất ít những vụ việc vi phạm trong lĩnh vực này. 
Mặt khác, việc xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đang gặp phải trở ngại rất lớn, khi thủ tục phải qua nhiều cơ quan mới thực hiện được, ảnh hưởng đến thời gian xử lý các vụ vi phạm.
Theo đề xuất của các chuyên gia, để nâng cao việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và trên không gian mạng nói riêng, cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Tham khảo, học tập kinh nghiệm của các quốc gia hàng đầu về thực thi quyền sở hữu trí tuệ như; Mỹ, Anh… Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Chính phủ, bộ, ngành, hiệp hội và người tiêu dùng. Nâng cao trình độ cho các cán bộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ cần phải được xử lý nghiêm khắc, nhằm ngăn chặn các đối tượng sau khi bị xử phạt vẫn tiếp tục tái diễn. Theo quy định sở hữu trí tuệ, hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ sẽ xử phạt hành chính, thậm chí là hình sự, tùy vào mức độ vi phạm.
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó mục tiêu quan trọng của chiến lược này là “Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể”. Chiến lược sở hữu trí tuệ đã đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu, từ các giải pháp về chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, nguồn lực… đến các hoạt động hỗ trợ.
Dù đã có các biện pháp để ngăn chặn hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ và hình thức xử lý, song tình trạng xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang còn diễn ra phức tạp. Doanh nghiệp, người tiêu dùng cần phối hợp cùng cơ quan chức năng nhằm chung tay ngăn chặn tình trạng này một cách triệt để.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề xâm phạm sở hữu trí tuệ trên không gian mạng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Quang Dũng cho biết: Dù Việt Nam đã và đang không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về Quyền Sở hữu trí tuệ; xét xử nhiều vụ án về vấn đề này… nhưng vấn nạn xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phức tạp. Các hành vi vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên tinh vi. Nhiều đối tượng sử dụng công nghệ cao để làm giả, làm nhái sản phẩm để qua mắt lực lượng chức năng.
“Được biết, với tính chất xuyên biên giới của không gian mạng, việc truy tìm các đối tượng vi phạm Quyền Sở hữu trí tuệ gặp không ít khó khăn và tốn nhiều thời gian. Sau đó, khâu xử lý cũng gặp nhiều vướng mắc do liên quan đến các vấn đề về luật quốc tế. Do đó, Việt Nam rất cần sự giúp đỡ của các quốc gia trong xử lý các đối tượng xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ”, ông Nguyễn Quang Dũng nêu.
Chia sẻ kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong bảo vệ sở hữu trí tuệ, Đại sứ Hoa Kỳ Marc E.Knapper cho biết: Hiện nay, Quyền Sở hữu trí tuệ là một trong những quyền đang rất được quan tâm, đem lại lợi ích cho sự phát triển của nhiều quốc gia. Tuy nhiên với sự phức tạp của không gian mạng, quyền sở hữu trí tuệ rất dễ bị xâm phạm.
“Việc xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ không chỉ gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, tinh thần cho chủ sở hữu mà còn tác động tiêu cực đến người dùng. Việc này đòi hỏi các quốc gia cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ, bảo vệ nền kinh tế quốc gia” – Đại sứ đưa ý kiến.

Bảo vệ quyền tác giả để thu hút đầu tư
Tại Hội nghị về “Thực thi Quyền Sở hữu trí tuệ trên môi trường mạng”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) Đoàn Văn Việt cho biết: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mở ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng như tạo ra các phương thức sáng tạo mới, các hình thức khai thác, sử dụng, phân phối, truyền đạt mới...
Ngày 16/6/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ”. Trong đó, có nhiều nội dung mới sửa đổi, bổ sung về quyền tác giả, quyền liên quan; bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường mạng. Với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong hội nhập quốc tế của Việt Nam, từ ngày 1/1/2023, “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ” sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.
Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan đã xây dựng, hoàn thiện hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền gia nhập 2 Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng. Đó là, “Hiệp ước về quyền tác giả” (WCT) và “Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm” (WPPT). Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp ước WCT từ ngày 17/2/2022 và là thành viên của Hiệp ước WPPT từ ngày 1/7/2022. Đây là cơ sở pháp lý để Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo “Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2022 về quyền tác giả, quyền liên quan”. Dự kiến Nghị định này sẽ được trình Chính phủ trong tháng 11/2022.
Về cơ bản, Việt Nam đã có được hệ thống các quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại quốc gia và hội nhập quốc tế. Đồng thời, với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Hoạt động tự bảo vệ quyền đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã và đang thực hiện nghĩa vụ xin phép, thanh toán tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.
Các cam kết tại các điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan mà Việt Nam là thành viên, trong đó có các cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA đã và đang từng bước được thực hiện có kết quả, bảo vệ được quyền lợi của công dân và thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
Để Luật Sở hữu trí tuệ và các Điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan mà Việt Nam đã tham gia thực sự đi vào cuộc sống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với các cơ quan của các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai Đề án “Tăng cường năng lực quản lý thực thi có hiệu quả quyền tác giả, quyền liên quan” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 20/01/2017 và Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8/9/2016 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam”.
Với những hành lang pháp lý nêu trên, giờ đây chúng ta đang cần sự chung tay và hành động quyết liệt của các cơ quan chức năng để có thể thực thi và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Đây là việc làm hữu hiệu, góp phần động viên, khuyến khích sáng tạo, thu hút đầu tư… góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3