(CHG) Hàng hóa chi chít chữ nước ngoài được bày bán tại hệ thống kinh doanh mang thương hiệu Tanpopo, thế nhưng rất nhiều sản phẩm không được đơn vị kinh doanh dán nhãn phụ tiếng Việt, đó là thực trạng về hàng hóa bày bán tại đơn vị này. Điều đó khiến không ít người tiêu dùng lo ngại về nguồn gốc xuất xứ, cũng như tính an toàn của các sản phẩm đang bày bán tại đây.
Nghi vấn về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
Những sản phẩm được nhân viên giới thiệu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, thế nhưng không có nhãn phụ Tiếng Việt sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người tiêu dùng khi tìm hiểu thông tin về sản phẩm như: thành phần, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, thông tin cảnh báo, đơn vị nhập khẩu, ngày sản xuất, hạn sử dụng… cũng như quá trình sử dụng sản phẩm. Chính vì vậy, thời gian qua, người tiêu dùng đã thông tin đến Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc một số đơn vị kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh lân phụ cận có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định pháp luật, trong đó hệ thống kinh doanh mỹ phẩm Tanpopo tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là một ví dụ điển hình.
Các hệ thống mang thương hiệu Tanpopo tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, đang bày bán các hàng hóa phẩm mỹ như các loại nước hoa nổi tiếng nhưng có chi chít chữ nước ngoài, không có tem nhãn phụ và có cả nước hoa tự sang chia sang chai nhỏ (10ml).
Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Khảo sát tại địa điểm kinh doanh của Tanpopo có địa chỉ số 240 Phan Đăng Lưu, quận Cẩm Lệ, số 34 Ngô Văn Sở, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng và địa chỉ số 271 Phan Chu Trinh, số 267 Hùng Vương thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, phóng viên nhận thấy đơn vị này chủ yếu kinh doanh các sản phẩm hàng tiêu dùng là mỹ phẩm được sản xuất từ nước ngoài như: Dầu gội – xả, thuốc nhuộm tóc, dầu dưỡng tóc, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, gel tẩy da chết, nước xúc miệng, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, thực phẩm chức năng, thuốc nhỏ mắt, nước rửa mắt, ví, túi xách thời trang, túi dựng đồ trang điểm, phụ kiện móc khóa, cài tóc, kẹp tóc... và nước hoa tự sang chiết sang chai nhỏ.
Nhiều sản phẩm được bày bán tại hệ thống mang thương hiệu Tanpopo, có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về việc ghi nhãn sản phẩm.
Theo giới thiệu của nhân viên bán hàng tại đây, các sản phẩm trên được sản xuất bởi một số nước: Nhật Bản, Hàn Quốc… Điều làm phóng viên không còn quá ngạc nhiên và đúng như người tiêu dùng thông tin, nhiều sản phẩm tại đây không có nhãn phụ tiếng Việt. Đơn vị sở hữu thương hiệu Tanpopo có dấu hiệu: “mập mờ” về nguồn gốc xuất xứ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa gian lận thương mại... thậm chí tại đây có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo một số thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Trên quầy kệ hệ thống Tanpopo còn có các sản phẩm như thực phẩm chức năng, nước rửa mắt, thuốc nhỏ mắt, theo lời giới thiệu nhân viên nước rửa mắt và thuốc nhỏ mắt "hàng xách tay nội địa Nhật" nên không có tem nhãn phụ tiếng Việt.
Một số sản phẩm là hàng tiêu dùng, phụ kiện thời trang được làm từ bông, vải sợi, thiếu nhãn phụ tiếng Việt, những sản phẩm này gần như không thể hiện hợp quy trên nhãn hàng hóa theo quy định.
Quyền lợi người tiêu dùng bị “bỏ ngỏ”?
Nhằm truyền tải thông tin khách quan, đa chiều, phóng viên Tạp chí CHG đã liên hệ đặt lịch làm việc với đơn vị Tanpopo, địa chỉ: 240 Phan Đăng Lưu, quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng. Với nội dung nhằm truyền tải những thắc mắc của người tiêu dùng tới đơn vị quản lý, vận hành thương hiệu Tanpopo, những mong phía đơn vị kinh doanh đưa ra những lời giải đáp thỏa mãn, cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ chính doanh nghiệp trước luồng thông tin tiêu cực trên.
Thế nhưng, điều làm phóng viên ngạc nhiên sau hơn hai tháng phía đơn vị trên vẫn “bặt vô âm tín”, cùng câu trả lời nhất quán của nhân viên phụ trách tại đây: chủ đơn vị không có nhà.
Việc đơn vị Tanpopo “né” trao đổi thông tin, chắc hẳn sẽ khiến người tiêu dùng đặt ra những câu hỏi mà chưa thể có lời giải đáp: liệu nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm đang bày bán tại hệ thống có thực sự chính thống và đủ an toàn? Đơn vị trên có đủ đảm bảo về quyền lợi của người tiêu dùng hay không? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về rủi ro (nếu xảy ra có) về sức khoẻ của người tiêu dùng…?
Trao đổi với ông Phạm Trung Kiên, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả về nội dung trên, ông Kiên cho biết: “Theo quy định của pháp luật, nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa”.
Việc địa điểm kinh doanh mang thương hiệu Tanpopo (địa chỉ tại số 240 Phan Đăng Lưu, quận Cẩm Lệ, số 34 Ngô Văn Sở, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng và địa chỉ số 271 Phan Chu Trinh, số 267 Hùng Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) công khai kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng cho thấy đơn vị trên sẵn sàng đánh đổi niềm tin người tiêu dùng để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phải chăng đơn vị này đang kinh doanh theo kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”?
Trước thực trạng trên, rất mong các cơ quan chức năng khẩn trương, quyết liệt kiểm tra, làm rõ những dấu hiệu vi phạm và vi phạm của đơn vị này. Điều đó giúp đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hàng hóa lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…
Xem chi tiết(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.
Xem chi tiết(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.
Xem chi tiết(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết