Công ty Fushiwa Việt Nam thừa nhận xâm phạm giải pháp hữu ích thuộc quyền sở hữu của Công ty Hồng Hà


(CHG) Thời gian gần đây, vụ việc Công ty Fushiwa Việt Nam thừa nhận xâm phạm giải pháp hữu ích mang tên “Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực Magie và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà đã gây xôn xao trong ngành công nghiệp nước. Sự kiện này không chỉ đặt ra vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ mà còn cảnh báo những mối nguy hại và tổn thất kinh tế từ việc xâm phạm bản quyền sáng chế.

Công ty Fushiwa Việt Nam thừa nhận hành vi vi phạm
Công ty Cổ phần Công nghệ và môi trường Hồng Hà (Công ty Hồng Hà), một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ xử lý nước, đã đầu tư nhiều thời gian và công sức để phát triển sản phẩm mang tính đột phá. Chính vì vậy các nghiên cứu, sáng chế của công ty Hồng Hà thường xuyên được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và được người tiêu dùng đón nhận một cách tích cực.

Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số: SC017-23YC/KLGĐ của Viện khoa học Sở hữu trí tuệ.

Với ý thức bảo vệ thương hiệu, bảo vệ thành quả của cá nhân, tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty Hồng Hà, ngày 16/10/2023, cá nhân ông Lại Trung Tùng đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số: 3387, theo quyết định số: 81976/QĐ-SHTT ngày 16/10/2023, với tên giải pháp hữu ích: “Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực Magie và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp”.

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: số 3387 do Cục Sở hữu trí tuệ kí ngày 16/10/2023 cấp cho Lại Trung Tùng về giải pháp hữu ích:" Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực MAGIE và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp".

Mong muốn đưa sản phẩm ra thị trường một cách rộng rãi, với giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam, ngày 07/11/2023 ông Lại Trung Tùng đã ký hợp đồng số:231107 chuyển giao sử dụng công nghệ vào thiết bị máy lọc nước mang thương hiệu “Etugi” thuộc quyền sở hữu Công ty Hồng Hà.
Sản phẩm sau khi ra thị trường không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế, mà còn góp phần vào việc cung cấp nước uống bổ sung ion kiềm, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng.
Sau một thời gian lưu hành sản phẩm trên thị trường, Công ty TNHH Tập đoàn Ion kiềm Fushiwa (Công ty Fushiwa Việt Nam) (địa chỉ: số 8 ngách 8/11/150/28, đường Lê Quang Đạo, tổ 5, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) đã trắng trợn xâm phạm quyền đối với bằng độc quyền giải pháp hữu ích: “Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực Magie và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà.
Liên quan đến vấn đề trên, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã có bài viết “Xâm phạm quyền, nhức nhối của doanh nghiệp đã được cấp bằng sáng chế khoa học”, bài viết nêu lên hành trình gian nan trong quá trình đưa vụ việc ra ánh sáng của nhóm phóng viên thực hiện đề tài. Đồng thời, bài viết cho thấy sự tinh vi của doanh nghiệp Fushiwa khi chủ động trong việc xâm phạm bằng sáng chế khoa học của Công ty Hồng Hà, nhằm trục lợi bất chính.
Theo như chia sẻ của ông Lại Trung Tùng, người đại diện pháp luật của Công ty Hồng Hà về vụ việc: Sau khi gửi đơn tới một số cơ quan chức năng liên quan nhưng không có hồi âm. Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã hỗ trợ chúng tôi trong việc chuyển thông tin tới Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ. Sáng ngày 05/7/2024, thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra Công ty Cổ phần lọc nước Lan Hùng (địa chỉ: xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), tại đây đoàn không phát hiện được vi phạm.

Nhiều linh phụ kiện, thiết bị và hệ thống điện (bảng vi mạch) để lắp ráp, hình thành các loại máy lọc nước nằm ngổn ngang trong một không gian chật hẹp (của trụ sở Công ty Lan Hùng)

Chiều cùng ngày, đoàn đã tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty Fushiwa (địa chỉ: số ngách 8/11/150/28, đường Lê Quang Đạo, tổ 5, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội), tại đây, đoàn đã phát hiện Công ty Fushiwa Việt Nam có dấu hiệu xâm phạm giải pháp hữu ích: “Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực Magie và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 3387, theo quyết định số 81976/QĐ-SHTT ngày 16/10/2023.
Chiều ngày 17/7/2024, tại Trụ sở của Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện đối tượng bị thanh tra- Công ty Fushiwa Việt Nam, ông Hoàng Mạnh Huỳnh, phụ trách kinh doanh (theo giấy ủy quyền của bà Võ Thị Hằng Nga, đại diện theo pháp luật của Công ty), cùng ông Đinh Văn Hùng và ông Nguyễn Trung Hiếu (cán bộ của Công ty).

Biên bản làm việc của Đoàn thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong quá trình làm việc, đại diện của Công ty Fushiwa Việt Nam thừa nhận hành vi xâm phạm giải pháp hữu ích: “Thiết bị điện phân nước sử dụng điện cực Magie và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 3387.
Đồng thời, phía Công ty Fushiwa Việt Nam đề nghị đoàn thanh tra cho thêm thời gian 07 ngày, kể từ ngày 17/7/2024 để thỏa thuận, đàm phán với đại diện Công ty Hồng Hà để thống nhất phương án giải quyết vụ việc.
Thực tế, đến nay (14/9/2024), sau gần hai tháng kết thúc làm việc với thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, phía Công ty Fushiwa Việt Nam “bặt vô âm tín”, không hề liên lạc với Công ty Hồng Hà, nhằm đưa ra hướng giải quyết vụ việc như đã cam kết.

Đại diện Công ty Fushiwa Việt Nam làm việc với Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ và Công ty Hồng Hà.

“Qua cách hành xử trên cho thấy bản chất kinh doanh “chộp giật” của Công ty Fushiwa Việt Nam, cũng như việc doanh nghiệp này “phớt lờ” đạo đức kinh doanh, bất chấp các quy định của pháp luật, chiếm đoạt trắng trợn tài sản của doanh nghiệp khác”, ông Tùng bức xúc.
Mối nguy hại tiềm ẩn
Việc xâm phạm bản quyền sáng chế như trong trường hợp của Fushiwa không chỉ đơn thuần là một vi phạm pháp lý. Nó còn tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Khi một công ty bất hợp pháp khai thác sáng chế của người khác, họ có thể làm giảm giá trị của sản phẩm gốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty sở hữu bản quyền mà còn có thể dẫn đến những rủi ro về chất lượng sản phẩm.

Ông Hùng giới thiệu chuyên sâu về cơ chế hoạt động của máy Ion kiềm với phóng viên.

Khi sản phẩm được làm giả hoặc sao chép mà không đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng sẽ là đối tượng phải gánh chịu. Hệ quả này có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe, nhất là trong lĩnh vực cung cấp nước uống trực tiếp, nơi mà chất lượng sản phẩm cần phải được đảm bảo tối đa.

Tại Công ty Lan Hùng, xuất hiện 02 sản phẩm máy lọc nước mang thương hiệu ETUGI.

Công ty Hồng Hà đã bỏ ra một khoản đầu tư lớn để nghiên cứu và phát triển sản phẩm, việc Công ty Fushiwa Việt Nam xâm phạm bản quyền không chỉ gây thiệt hại cho doanh thu mà còn có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty Hồng Hà trên thị trường.
Trong buổi trao đổi, ông Tùng cho biết thêm: “Thiệt hại tạm ước tính, việc xâm phạm bản quyền của Công ty Fushiwa Việt Nam có thể làm giảm doanh thu của Hồng Hà lên đến 30%. Tổn thất này không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn có thể dẫn đến việc cắt giảm nhân sự, làm giảm khả năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới”.
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang trở thành một trong những vấn nạn nghiêm trọng nhất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa hiện nay. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại cho các nhà sáng chế và doanh nghiệp mà còn đe dọa đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Cần thiết phải nhìn nhận rõ ràng về tính chất nghiêm trọng của vấn đề này để có những biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Thực tế cho thấy, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau như: sản xuất hàng giả, sao chép công nghệ, và vi phạm bản quyền... Những hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đi ngược lại với đạo đức kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường có nguồn lực hạn chế, là những nạn nhân chịu tác động nặng nề nhất. Họ không chỉ mất đi thị phần mà còn phải đối mặt với chi phí phát sinh từ việc bảo vệ quyền lợi của mình trước các hành vi xâm phạm.
Hệ quả của việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không chỉ dừng lại ở thiệt hại kinh tế. Nó còn dẫn đến sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm trên thị trường. Khi người tiêu dùng không còn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm do các thương hiệu nổi tiếng cung cấp, họ sẽ có xu hướng tìm kiếm những lựa chọn khác, từ đó làm giảm động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn, nơi sáng tạo bị đình trệ và nền kinh tế không thể phát triển.
Chính phủ và các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, cần áp dụng các hình phạt nặng đối với những hành vi vi phạm, từ đó tạo ra rào cản mạnh mẽ đối với những kẻ xâm phạm.
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ, việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp không chỉ là trách nhiệm của các nhà làm luật mà còn là nghĩa vụ của toàn xã hội. Từng cá nhân, tổ chức cần nâng cao ý thức về tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, từ đó cùng nhau lên án và đấu tranh chống lại các hành vi xâm phạm. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng một nền kinh tế sáng tạo, phát triển bền vững và tạo ra giá trị cho tương lai.
Vụ việc Công ty Fushiwa Việt Nam xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà không chỉ là một trường hợp xâm phạm bản quyền đơn thuần. Nó đặt ra nhiều câu hỏi về tính bền vững của ngành công nghiệp và sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Để bảo vệ những người sáng tạo và đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng, chúng ta cần có những hành động quyết liệt và đồng bộ. Việc ngăn chặn xâm phạm bản quyền sáng chế không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và phát triển bền vững cho toàn xã hội.

Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Nai: Phát hiện hơn 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4 thuộc Cục QLTT tỉnh Đồng Nai cho biết đang thu giữ 16 ngàn sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ vừa được phát hiện của một cơ sở kinh doanh và báo cáo trình Cục QLTT tỉnh xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC- BỘ Y TẾ: Yêu cầu thu hồi lô sản phẩm Rebirth Anti-Wrinkle Eye Gel With Vitamin E- Hộp 1 tuýp 30g…

(CHG) Ngày 13/9/2024, Văn phòng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
2
2
2
3