Sự nguy hiểm của thực phẩm bổ sung Trà thảo mộc HL, mối quan tâm về chất cấm Sibutramin


(CHG) Trong bối cảnh nhu cầu về thực phẩm bổ sung và sản phẩm hỗ trợ giảm cân ngày càng tăng cao, trà thảo mộc HL đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nhờ vào những quảng cáo hấp dẫn về khả năng hỗ trợ chuyển hóa chất béo. Tuy nhiên, sản phẩm này lại ẩn chứa những mối nguy hại lớn đối với sức khỏe, bởi thời gian qua người tiêu dùng liên tục “tố” sản phẩm trên chứa chất cấm Sibutramin

Trà thảo mộc HL được quảng cáo là sản phẩm giúp hỗ trợ giảm cân, cải thiện quá trình chuyển hóa chất béo và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thông qua các kênh truyền thông, sản phẩm này được giới thiệu với những công dụng vượt trội, từ việc giúp người tiêu dùng có được vóc dáng thon gọn đến việc cải thiện năng lượng và sức khỏe.

Trà thảo mộc HL trên nhãn ghi đơn vị sản xuất là Công ty TTB Group, đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm là Công ty NDC.

Thực tế sau một thời gian sử dụng, không ít người tiêu dùng nhận thấy sản phẩm trên cũng có một số công dụng như quảng cáo. Tuy nhiên, điều làm không ít người lo lắng, trong quá trình sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng thấy một số phản ứng phụ.
Chị H.T.V, người đã và đang sử dụng sản phẩm Trà thảo mộc HL trong buổi trao đổi thông tin tới Quỹ Chống hàng giả cho biết: “Sau khi sử dụng sản phẩm Trà thảo mộc HL, sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế TTB Group (Công ty TTB Group, địa chỉ: Lô CN4, cụm công nghiệp Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm- Công ty đăng ký công bố sản phẩm: Công ty Cổ phần thương mại và phát triển NDC (Công ty NDC, địa chỉ: thôn Vân Lũng, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) được một thời gian, tôi thấy không còn cảm giác thèm ăn, có dấu hiệu xuống cân. Tuy nhiên, một điều lạ, trong quá trình sử dụng sản phẩm tôi thấy huyết áp của mình có hiện tượng tăng bất thường và thường xuyên mất ngủ. Bên cạnh đó, tôi thấy mình có một số triệu chứng đau đầu, đau lưng, đau tức ngực...
Nghi ngờ về tính an toàn của sản phẩm, tôi đã đem đi kiểm nghiệm. Kết quả chỉ ra rằng, sản phẩm trên dương tính với Sibutramine, điều đó khiến tôi vô cùng thất vọng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, niềm tin của tôi vào các sản phẩm liên quan đến nhóm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe”.

Nhằm củng cố thông tin do chị V. cung cấp, Quỹ Chống hàng giả đã tiến hành mua mẫu sản phẩm Trà thảo mộc HL và tiến hành kiểm nghiệm, nhằm đối chứng kết quả.
Kết quả kiểm nghiệm đối chứng do Quỹ Chống hàng giả thực hiện hoàn toàn trùng khớp với thông tin do người tiêu dùng cung cấp. Quỹ đã chuyển toàn bộ thông tin liên quan tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) để đăng tải.

Theo tìm hiểu, Sibutramine nguy hiểm đối với những người có tiền sử bệnh tim mạch hay huyết áp. Chất này làm gia tăng trung bình huyết áp tâm thu và tâm trương khoảng 1-3 mmHg. Đồng thời, Sibutramine cũng làm tăng nhịp tim khoảng 4-5 nhịp mỗi phút, có thể gây rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim và nguy hiểm hơn là có thể gây ngừng tim, đột quỵ.

Kết quả kiểm nghiệm đối chứng của Quỹ Chống hàng giả cho ra kết quả dương tính với Sibutramin.

Ngoài ra, Sibutramine cũng tác động lên hệ thần kinh, với các triệu chứng: mất ngủ (10,7%), chóng mặt (7,0%), lo lắng (4,5%), trầm cảm (4,3%), kích thích thần kinh trung ương (1,5%), mất khả năng cảm xúc (1,3%), hội chứng Gilles de la Tourette, mất trí nhớ ngắn hạn, rối loạn ngôn ngữ… Cũng theo nghiên cứu, khoảng 0,1% bệnh nhân đã trải qua cơn động kinh trong khi sử dụng sản phẩm chứa Sibutramine.
Chính vì những tác dụng phụ nguy hại đó, từ tháng 10/2010, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) đã ban hành quyết định cấm lưu hành tất cả sản phẩm có Sibutramine. Hiện nay, tại Việt Nam, cục Quản lý Dược, bộ Y tế đã ngưng cấp phép nhập khẩu nguyên liệu Sibutramine và tiến hành thu hồi các sản phẩm chứa chất này.
Việc tìm thấy Sibutramin trong trà thảo mộc HL không chỉ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mà còn đặt người tiêu dùng vào nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể tổn hại trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng.
Sản phẩm trà thảo mộc HL, được sản xuất bởi Công ty TTB Group và đơn vị chiụ trách nhiệm về sản phẩm là Công ty NDC liệu có thực sự  minh bạch trong quá trình sản xuất và có đang tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm? Việc đưa vào thị trường một sản phẩm chứa chất cấm mà không thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng là hành động vi phạm nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn gây tổn hại đến uy tín của ngành công nghiệp thực phẩm bổ sung.
Để làm rõ vấn đề này, phóng viên có buổi trao đổi với một lãnh đạo được cho là đại diện của Công ty TTB Group (xin được giấu tên), người này cho biết: Sản phẩm này không phải do công ty TTB Group sản xuất, mà là một đơn vị đã từng gia công hàng hóa tại công ty chúng tôi tự ý điền thông tin Công ty chúng tôi lên nhãn hàng hóa. Để tránh ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp, chúng tôi đã thông tin tới cơ quan chức năng và đang chờ xử lý.
Như vậy, với lời khẳng định của lãnh đạo Công ty TTB Group, rất có thể Công ty NDC đang mạo danh, cũng như uy tín của đơn vị này nhằm lừa dối người tiêu dùng, trục lợi bất chinh. Hành vi này cần được phía cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, kiểm tra và xử lý nghiêm túc, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Sự việc trà thảo mộc HL là một bài học cảnh tỉnh cho người tiêu dùng về việc lựa chọn thực phẩm bổ sung. Không nên chỉ dựa vào quảng cáo hay những lời hứa hẹn hấp dẫn mà cần tìm hiểu kỹ về thành phần và nguồn gốc sản phẩm. Người tiêu dùng nên ưu tiên chọn những sản phẩm đã được chứng nhận an toàn và có uy tín trong ngành.
Trà thảo mộc HL và sự hiện diện của Sibutramin là một ví dụ điển hình cho những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong ngành công nghiệp thực phẩm bổ sung. Người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ để đưa ra lựa chọn thông minh, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục siết chặt quản lý và tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm để ngăn chặn sự xuất hiện của những sản phẩm độc hại trên thị trường.

Bà Nguyễn Thị Lan, một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và y tế khuyến cáo rằng: “Thay vì sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm, người tiêu dùng nên tập trung vào chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể thao. Giảm cân bền vững cần thời gian và sự kiên nhẫn, và không thể đạt được một cách an toàn chỉ thông qua các sản phẩm không rõ nguồn gốc”.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3