Hệ thống cửa hàng gia dụng tiện ích – VIET MARK bày bán hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ


(CHG) Hiện nay, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... đang ngày càng đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại và rất “linh động” về giá cả. Hệ luỵ mà nó mang lại là vô cùng lớn, gây thiệt hại về kinh tế; ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, niềm tin của người tiêu dùng; làm giảm uy tín của những nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Thời gian qua, Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ chống hàng giả) liên tục nhận được phản ảnh của người tiêu dùng về việc: Hệ thống cửa hàng gia dụng tiện ích VIET MARK đang kinh doanh, bày bán nhiều mặt hàng tiêu dùng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt. Quỹ chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) để làm rõ.
Phóng viên Tạp chí CHG đã có cuộc khảo sát tại một số cửa hàng mang thương hiệu này và nhận thấy: Thông tin do người tiêu dùng cung cấp hoàn toàn có cơ sở.

 
Cửa hàng VIET MARK tại địa chỉ 818 đường Láng.

Theo khảo sát của PV, chuỗi hệ thống VIET MARK thuộc Công ty TNHH Dịch vụ và Phát triển VIET MARK có địa chỉ tại số 373 đường Trương Định, quận Hoàng Mai. Chuỗi cửa hàng này hiện có gần 30 cửa hàng ở Hà Nội, chủ yếu kinh doanh đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, hoá mỹ phẩm, hàng may mặc, giày dép,…  điều đáng nói, rất nhiều sản phẩm tại đây không có tem nhãn phụ tiếng Việt, mập mờ về nguồn gốc xuất xứ khiến người tiêu dùng mơ hồ về công dụng, cách dùng, thành phần, nguồn gốc, thông tin cảnh báo khi sử dụng… của sản phẩm.
Ghi nhận tại 3 cơ sở củaVIET MARK: 818 đường Láng; 115E3 Thái Thịnh, Đống Đa; 112 Đại La (Hà Nội) PV nhận thấy, nhiều mặt hàng đồ gia dụng như: bàn chải, móc treo tường, dụng cụ nấu ăn,… trên bao bì những sản phẩm này chỉ có chữ nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho khách hàng khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm.
Hàng hoá bày bán tại VIET MARK 818 đường Láng.
Nguy hại hơn, tại đây đang kinh doanh những sản phẩm dành riêng cho trẻ em được sản xuất bằng nhựa, có chữ nước ngoài (chữ tượng hình), tuy nhiên trên nhãn sản phẩm không có bất kỳ thông tin nào về: Thành phần; chỉ tiêu chất lượng nhưa; thương nhân sản xuất hàng hóa, địa chỉ; thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, địa chỉ; thông tin cảnh báo... dấu hợp quy của sản phẩm. Điều đó khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn về sự an toàn của trẻ em khi sử dụng những loại hàng hóa trên.
Đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em không tem nhãn phụ tại VIET MARK 115E3 Thái Thịnh, Đống Đa.
Tương tự 2 cửa hàng trên, tại cửa hàng VIET MARK địa chỉ 112 Đại La, PV cũng ghi nhận tình trạng tương tự.
Hoá mỹ phẩm, đồ gia dụng,…  tại VIET MARK 112 Đại La chỉ được dán giá bán và không hề có tem, nhãn phụ theo quy định.
Trong quá trình thực hiện khảo sát, phóng viên của Tạp chí CHG đã liên hệ với hệ thống cửa hàng VIET MARK, thế nhưng đến nay đơn vị trên vẫn chưa có thông tin phản hồi.
Trao đổi về vấn đề hàng hóa đang bày được bày bán tại hệ thống Viêt Mark Bà Nguyễn Thị Thu Hoài - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, bà Hoài cho biết:
“Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hoá theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Theo đó, hàng hoá nước ngoài khi được nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam thì trên sản phẩm sẽ phải có ít nhất 2 loại nhãn, bao gồm nhãn gốc mang tiếng nước sản xuất và nhãn phụ tiếng Việt được dịch đầy đủ thông tin từ nhãn gốc”.
Dễ dàng nhận thấy, các mặt hàng bày bán tại hệ thống VIET MARK chủ yếu được dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, nguồn gốc của những sản phẩm này vẫn là một dấu hỏi lớn khi mà thông tin sản phẩm không được công khai đến người sử dụng. Liệu sức khoẻ người tiêu dùng có được đảm bảo? Và có hay không việc hệ thống VIET MARK đang  kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu? 
Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Công an Công bố 12 sản phẩm sữa bột giả, mở rộng điều tra 72 sản phẩm khác

(CHG) Bộ Công an chính thức công bố danh sách 12 sản phẩm sữa bột bị xác định là hàng giả về chất lượng, đồng thời cho biết đang mở rộng điều tra đối với 72 sản phẩm khác của hai doanh nghiệp trong lĩnh vực dược và thực phẩm dinh dưỡng.

Xem chi tiết
Bộ Y tế thu hồi hàng loạt mỹ phẩm vi phạm trên toàn quốc

​(CHG) Ngày 14/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm các quy định về nhãn mác và chất lượng.

Xem chi tiết
Siết chặt quản lý để ngăn chặn thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

(CHG) Từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng đã triệt phá hàng loạt vụ sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn. Điển hình là các vụ làm giả sữa, thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...

Xem chi tiết
Ngăn chặn hàng giả: Cuộc chiến cần sự chung tay từ cộng đồng

(CHG) Dưới đây là bài phỏng vấn giữa Phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại với bà Nguyễn Thị Thu Hoài – Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, về vấn nạn thuốc giả, sữa giả, thực phẩm chức năng giả… đang lan tràn hiện nay

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
2
2
2
3