La liệt sản phẩm vi phạm quy định về nhãn hàng hóa bày bán tại nhà sách Tiến Thọ


(CHG) Từ lâu, Nhà sách Tiến Thọ đã trở thành địa chỉ tin cậy của người Hà Nội trong việc lựa chọn mua các sản phẩm liên quan đến thiết bị giáo dục, đồ dùng dành cho học sinh và các loại đồ chơi dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thời gian gần đây người tiêu dùng thường xuyên “tố” nhà sách này bày bán nhiều loại hàng hóa không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ.

Thiết bị giáo dục, đồ dùng dành cho học sinh, đồ chơi dành cho trẻ nhỏ... là một loại hàng hóa có tính đặc thù, riêng biệt. Đối tượng tiêu dùng của các loại hàng hóa trên là trẻ nhỏ, học sinh- lứa tuổi hiếu động, hạm học hỏi và đang dần hình thành, phát triển về ý thức, tư duy, nhân cách. Bởi vậy, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm liên quan đến lứa tuổi này phải là tấm gương trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Bởi điều đó góp một phần nhỏ trong việc giáo dục cơ bản cho nhóm khách hàng này về ý thức tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nói chung, cũng như trang bị tối thiểu việc nhận diện về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và minh bạch thông tin trên nhãn sản phẩm.

Nhà sách Tiến Thọ 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Chính vì thế, thời gian qua nhiều bậc phụ huynh trên địa bàn Hà Nội sau khi mua các loại sản phẩm liên quan đến đồ chơi, hàng gia dụng, trang thiết bị giáo dục... tại nhà sách Tiến Thọ tỏ ra lo lắng về việc đơn vị này mập mờ thông tin, có dấu hiệu vi phạm các quy định về nhãn sản phẩm. Bởi thế, người tiêu dùng đã chủ động thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả).
Ngày 15/7/2023, Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin cho Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại
(CHG) để khảo sát thực tế và thông tin tới độc giả. Qua khảo sát, phóng viên Tạp chí CHG nhận thấy thông tin do người tiêu dùng cung cấp hoàn toàn có cơ sở.

Việc thiếu thông tin trên nhãn phụ tiếng Việt của các sản phẩm hàng hóa bày bán tại các cửa hàng mang thương hiệu Nhà sách Tiến Thọ gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm.

Cụ thể, cả 4 cửa hàng mang thương hiệu nhà sách Tiến Thọ tại Hà Nội: 828 đường Láng, Đống Đa; 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy; 424 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân; 697  Giải Phóng, Hoàng Mai, tại đây đang kinh doanh nhiều loại sản phẩm như: Hóa- mỹ phẩm; đồ gia dụng; thiết bị giáo dục; các loại đồ chơi dành cho trẻ em; bánh kẹo; phụ kiện dành cho điện thoại; thời trang và các loại phụ kiện; các sản phẩm liên quan đến may mặc... phần lớn trong số đó đều có nhãn gốc là tiếng nước ngoài (chữ tượng hình, giống chữ Trung Quốc), tuy nhiên phần nhãn phụ dán kèm sản phẩm rất sơ sài, mờ, nhòe nét, thiếu thông tin tối thiểu của sản phẩm. Các thông tin như: Thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và thông tin cảnh báo... không được thể hiện trên rất nhiều hàng hóa đang bày bán tại đây.

Bất thường khi một số loại bánh dùng chung một loại nhãn sản phẩm: Bánh Bông Lan các loại".

Nhiều loại bánh tươi (bánh bông lan), với màu sắc, hình dạng khác nhau, trên nhãn gốc của sản phẩm là chữ tượng hình (giống chữ Trung Quốc), thế nhưng các sản phẩm này lại dùng chung một loại nhãn phụ tiếng Việt với cái tên rất chung chung “Bánh bông lan các loại”.
Ngoài việc thiếu những thông tin tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, thì chữ trên nhãn phụ tiếng Việt của hầu hết các sản phẩm bày bán tại đây đều có dấu hiệu bị nhòe, mờ, khiến cho việc xác định các thông tin về sản phẩm rất khó khăn. Thậm chí một số hàng hóa liên quan đến thời trang, phụ kiện thời trang, được sản xuất từ chất liệu vải, thế nhưng lại không thể hiện dấu hợp quy trên nhãn sản phẩm. Điều đó khiến người tiêu dùng không khỏi hoài nghi có hay không nhà sách Tiến Thọ đang mập mờ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa?
Để có cái nhìn đa chiều về hàng hóa đang bày bán tại đây, phóng viên Tạp chí CHG có buổi trao đổi thông tin với bà Nguyễn Thị Quyên, quản lý nhà sách Tiến Thọ, cơ sở 424 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, bà Quyên cho biết: “Các cửa hàng mang tên nhà sách Tiến Thọ nằm trên địa bàn Hà Nội hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh cá thể. Hàng hóa đang bày bán tại đây có đầy đủ nhãn phụ tiếng Việt, cũng như giấy tờ chứng minh về tính hợp pháp của hàng hóa và được các nhà cung cấp hàng cho nhà sách”.
Tuy nhiên, khi phóng viên cùng bà Quyên khảo sát hàng hóa tại quầy bày bán hàng hóa của nhà sách, cùng quan sát nhãn phụ tiếng Việt của một số sản phẩm, bà Quyên cho rằng: “Do chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, bởi vậy không thể trả lời được những vấn đề trên”.
Nhà sách Tiến Thọ là đơn vị kinh doanh đa dạng và phong phú các loại hàng hóa, trong đó có các sản phẩm liên quan đến trẻ nhỏ và giáo dục. Vậy mà, người quản lý tại đây lại đang thiếu các kiến thức tối thiểu về pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng liên quan đến hàng hóa có yêu tố nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, việc bày bán la liệt các loại sản phẩm hàng hóa mập mờ về thông tin sẽ nguy hại cho người tiêu dùng và đối tượng sử dụng. Điều đó không chỉ để lại những hệ lụy khó lường về sự an toàn cho người sử dụng, mà còn hình thành trong tư duy, ý thức của người sử dụng, sự cẩu thả trong việc cập nhật các kiến thức về pháp luật liên quan đến hàng hóa tiêu dùng, cũng như thông tin tối thiểu trong việc truy xuất về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Trả lời phỏng vấn phóng viên Tạp chí CHG, ông Nguyễn Đức Lợi, Chủ tịch Hội đồng Quỹ Chống hàng giả cho biết: Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
"Việc cửa hàng trên kinh doanh hàng hóa mặc dù có nhãn phụ tiếng Việt, thế nhưng nhãn phụ đó không đúng với các quy định của pháp luật là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng; đối với các sản phẩm là thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em, thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe, tư duy, định hướng về pháp luật cho người dùng", ông Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Lợi cũng cho rằng: Nghị định 98/2020/ND-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định rất cụ thể về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng... Theo đó, mức phạt có thể lên đến 200 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính công khai sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có dược do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP áp dụng mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi do cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân...".

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3