(CHG) Kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận thương mại... là vi phạm các quy định của pháp luật. Thế nhưng, chuỗi cửa hàng K- Market, đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu, dường như đang “bất tuân” các quy định của pháp luật, có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Khi kinh tế phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, việc tìm mua hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam là một trong những nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sẽ là vấn nạn và để lại nhiều hệ lụy, nếu đơn vị kinh doanh hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam, vì lợi nhuận, không tuân thủ các quy định của pháp luật. Khi đó, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng trược tiếp. Nếu người tiêu dùng không lên tiếng, quyền lợi của họ sẽ bị chính các đơn vị, doanh nghiệp bất chính lợi dụng và trục lợi. Hậu quả không chỉ tổn hại đến đời sống của người tiêu dùng, mà còn để lại những hệ lụy vô cùng to lớn cho xã hội, thậm chí có thể dẫn tới việc thất thu ngân sách nhà nước (nếu đơn vị đó buôn lậu, gian lận thuế...).
Lo lắng về một trong những vấn đề trên, thời gian qua, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội thông tin tới Tổng đái Chống hàng giả (Quỹ Chống hàng giả) về việc một số cửa hàng K-Market có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Quỹ Chống hàng giả đã bàn giao thông tin trên cho Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Một số cửa hàng K- Market phóng viên khảo sát tại Hà Nội
Khảo sát tại một số cửa hàng K- Market tại Hà Nội: Keangnam Hanoi Landmark Tower A, A103 Tầng 1, Dương Đình Nghệ, Mễ Trì, Nam Từ Liêm; 83 P. Nguyễn Thị Định, Trung Hòa Nhân Chính, Thanh Xuân; Villa E04, Tầng 1, khu The Manor, P. Hoàng Trọng Mậu, P, Nam Từ Liêm; Gian hàng 8S06, Vinhomes Metropolis, 29 P. Liễu Giai, Ngọc Khánh, Ba Đình; 17T3 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hoà, Cầu Giấy; 10 P. Minh Tảo, Xuân Đỉnh, Tây Hồ; N02T3 Quang Minh Tower, Khu Ngoại giao đoàn, Bắc Từ Liêm, phóng viên Tạp chí CHG nhận thấy thông tin do người tiêu dùng cung cấp là có cơ sở.
Một số mặt hàng tại đây đa phần là chữ nước ngoại, không có nhãn phụ tiếng việt
Các loại mặt hàng như: khăn ăn, nước rửa bát, nước giặt, băng vệ sinh; Thực phẩm khô như bánh, café, kẹo, bim bim; Thực phẩm ăn liền như nước hoa quả các loại, gừng nhật, củ cải vàng muối, cá khô, mực khô, sữa; Thực phẩm lạnh như chả cả, cơm chiên, cơm cuộn, thịt bò nướng, xúc xích, giò, chả, kem, mỳ, lẩu; Thực phẩm chức năng như nước sâm, nước đông trùng hạ thảo, viên uống giải rượu... Trong số những hàng hóa bày bán tại các cửa hàng, nhiều sản phẩm chỉ có chữ nước ngoài và không có nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ, cũng như thành phần, công dụng... của sản phẩm.
Hàng hóa thực phẩm chức năng, đồ ăn liền,... thậm chí kẹo cho khách hàng là trẻ nhỏ cũng không hề có nhãn phụ thể hiện thành phần, nhà sản xuất, nhà phân phối,...
Việc nhiều cửa hàng mang thương hiệu K-Market đang kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu, nhưng lại không tuân thủ các quy định của pháp luật về nhãn sản phẩm sẽ gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua sản phẩm. Điều đó không hẳn là thiếu cơ sở, bởi thời gian qua lực lượng chức năng liên tục liên tục phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất giả các loại hàng hóa là thực phẩm chức năng, hàng hóa nhập khẩu. Bằng “công nghệ” xô - chậu, nhiều sản phẩm giả mạo, kém chất lượng, thậm chí chứa hàm lượng độc tố nguy hại, ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng đã bị trà trộn vào một số cửa hàng, hệ thống và cung ứng ra thị trường.
Rất nhiều sản phẩm cafe, hàng đông lạnh không thể hiện nhãn phụ theo quy định của pháp luật
Nhằm thông tin khách quan, đa chiều tới độc giả, ngày 12/09/2023, phóng viên Tạp chí CHG có liên hệ tới phía đơn vị quản lý và vận hành thương hiệu K-Market, Công ty TNHH Thương mại K&K Toàn Cầu, địa chỉ tại Lô CL4 đường Hạnh Phúc, KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội. Một nhân viên (xưng là nhân viên phụ trách marketing) liên hệ bằng số điện thoại: 0976.452.XXX đề nghị phóng viên gửi giấy giới thiệu và nội dung làm việc qua Zalo (hoặc Email). Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ qua điện thoại, nhân viên phụ trách marketing của Công ty TNHH Thương mại K&K Toàn Cầu đều thông báo: “hiện tại em đang bận nên chưa liên hệ được lại”.
Thương hiệu K- Market là chuỗi cửa hàng chuyên kinh doanh hàng tiêu dùng có nguồn gốc từ nước ngoài, được nhập khẩu vào Việt Nam có nhiều dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng. Thiết nghĩ, phía đơn vị sở hữu thương hiệu trên cần sớm lên tiếng để trả lời người tiêu dùng, cũng như bảo vệ quyền lợi của khách hàng đã dành nhiều niềm tin trong việc “chọn mặt, gửi vàng”.
Trao đổi với Ông Hồ Quang Thái, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết: “Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đảm bảo đúng quy định về nhãn hàng hóa, đặc biệt là đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt”.
Bên cạnh đó, ông Thái cũng cho biết thêm: “Thực tế, qua trao đổi với phóng viên, được biết: Tại một số cửa hàng K-Market nói trên cho thấy, các sản phẩm hàng hóa đang được bày bán, trên bao bì sản phẩm hàng hóa ghi bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt... là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Hàng hóa trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam, theo nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định Tại khoản 5 điều 1 (sửa đổi bổ sung điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); không ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa theo quy định Tại khoản 6 điều 1 (sửa đổi bổ sung điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP).
11
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas
(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Xem chi tiết