Shop AH Kids kinh doanh hàng nhập lậu


(CHG) Cửa hàng Mẹ bầu & Em bé AH Kids tại địa chỉ số 28 Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông công khai bày bán hàng hóa nhập lậu, bất chấp các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa sản xuất từ nước ngoài, mặc dù các sản phẩm bày bán tại đây chủ yếu dành cho nhóm đối tượng là mẹ bầu và em bé.

Ngày 28/4/2023, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã đăng tải bài viết: “AH Kids bày bán công khai sản phẩm không có nhãn phụ tiếng Việt” thông tin về việc kinh doanh của AH Kids có dấu hiệu sai phạm tại 2 cơ sở: Cửa hàng Mẹ bầu & Em bé AH Kids ở địa chỉ số 28 Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông và cửa hàng Mẹ bầu & Em bé AH Kids Rakuten Baby ở địa chỉ số 176 Tôn Đức Thắng, Hà Nội.
Sau khi bài viết đăng tải trên Tạp chí CHG, ngày 8/5/2023, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 thuộc Cục QLTT TP. Hà Nội đã tiến hành vào cuộc kiểm tra cửa hàng kinh doanh AH Kids – thuộc Công ty TNHH Thương mại tổng hợp và dịch vụ SPM tại địa chỉ số 28 Nguyễn Văn Lộc, Hà Đông, phường Mộ Lao, Hà Đông.

QLTT tiến hành kiểm tra xử lý.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều sản phẩm nhập lậu, bao gồm: Sữa Monbee, sữa Poroco 150ml, sữa Sig 150ml, sữa Pediasua 237ml, sữa Pymo 110ml; mỳ gói Mug Nissin... Trị giá hàng hóa vi phạm là 12.508.000 đồng. Dự kiến phạt 20.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, trong 3 ngày 5/5/2023, 9/5/2023 và 10/5/2023, phóng viên Tạp chí CHG tiếp tục khảo sát tại cửa hàng Mẹ bầu & Em bé AH Kids ở địa chỉ số 214 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân; cửa hàng Mẹ bầu & Em bé Rakuten Baby ở địa chỉ số 34 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội và nhận thấy: Tại 2 cửa hàng này vẫn bày bán nhiều sản phẩm chỉ có chữ nước ngoài mà không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, khiến người tiêu dùng mơ hồ về thông tin, nguồn gốc, xuất xứ… của sản phẩm.

Cửa hàng Mẹ bầu & Em bé AH Kids ơt địa chỉ số 214 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.
 

Cửa hàng Mẹ bầu & Em bé Rakuten Baby ở địa chỉ số 34 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.

Cố tình vi phạm pháp luật?
Ngày 10/5/2023, phóng viên Tạp chí CHG có mua tại cửa hàng Mẹ bầu & Em bé Rakuten Baby ở địa chỉ số 34 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội 02 sản phẩm gồm: Nước hoa hồng Ý dĩ Hatomugi Skin Conditoner 500ml giá 225.000 đồng/chai; Xịt khoáng Ý dĩ Hatomugi 250ml giá 195.000 đồng/chai.
Trên bao bì của 2 sản phẩm này cũng chỉ chứa thông tin bằng tiếng nước ngoài và không hề có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Sản phẩm mua tại cửa hàng Mẹ bầu & Em bé Rakuten Baby ở địa chỉ số 34 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí CHG, tại sao các sản phẩm này lại không có tem phụ (nhãn phụ) tiếng Việt? 2 nhân viên cửa hàng này cho biết: “Các đại lý lớn thì người ta mới làm… còn bọn em ở đây thì không cần”. Đồng thời, 2 nhân viên này cho biết thêm: “Hàng nhập khẩu phải có tem phụ là hàng chuẩn nhất, nhưng nhiều khi lười nên chỉ dán nhãn phụ ở thùng… Khi có kế hoạch kiểm tra, cửa hàng đều được thông báo trước. Ví dụ, mai kiểm tra thì bắt đầu hôm nay cửa hàng sẽ báo bên công ty xuất hóa đơn đỏ và chuẩn bị giấy tờ khác vì cửa hàng có nhiều sản phẩm. Khi kiểm tra, nếu có xuất hóa đơn đỏ thì cửa hàng chỉ bị phạt lỗi không dán tem nhãn phụ còn nếu không có cả hóa đơn đỏ, không tem phụ thì bị thu hàng hóa…”.
Như vậy, dù biết rất rõ việc không dán tem nhãn phụ trên các sản phẩm nước ngoài là vi phạm pháp luật và sẽ bị QLTT xử phạt, thế nhưng, cửa hàng này vẫn ngang nhiên bày bán.
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Xuất hóa đơn đỏ là không cần thiết?
Tại cửa hàng Rakuten Baby ở địa chỉ số 34 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội, phóng viên Tạp chí CHG có mua 02 sản phẩm: Nước hoa hồng Ý Dĩ Hatomugi Skin Conditoner 500ml giá 225.000 đồng/chai; Xịt khoáng Ý Dĩ Hatomugi 250ml giá 195.000 đồng/chai. Tổng giá trị hoá đơn mà khách phải thanh toán là 400.000 đồng. Tuy nhiên, khi hỏi về việc xuất hóa đơn đỏ, nhân viên cửa hàng nói: “Hóa đơn đỏ là công ty nhập khẩu cái này về, mình cần, yêu cầu thì họ xuất hóa đơn đỏ cho mình. Nhưng rất ít người cần hóa đơn đỏ nên cửa hàng không xuất. Một năm QLTT vào kiểm tra 2 lần (người này cười), thì cần hóa đơn đỏ làm gì?”.
Theo quy định của pháp luật, bên bán hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn đỏ. Những hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng thì người mua sẽ phải trả thêm 8 - 10% giá trị hàng hóa (thuế GTGT) để người bán có thể thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.
Vậy việc cửa hàng Mẹ bầu & Em bé Rakuten Baby ở địa chỉ số 34 Sài Đồng, Long Biên bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bán hàng nhưng không xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng có đúng với quy định hay không?
Thiết nghĩ, trước thực trạng trên, rất mong các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng QLTT sớm vào cuộc tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất và theo chuyên đề nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng./.

Trong một bài trả lời phỏng vấn trước đó, ông Hồ Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại cho biết, trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
"Việc những cửa hàng trên kinh doanh không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ chất lượng, kinh doanh hàng hóa trôi nổi, hàng xách tay… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng; đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai", ông Hồ Trường Giang nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Giang cũng cho hay, theo Nghị định 98/2020/ND-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định rất cụ thể về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng... Theo đó, mức phạt có thể lên đến 200 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính công khai sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có dược do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP áp dụng mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi do cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Phạt tiền gấp hai lần đối với hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế biến diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Công an phát hiện 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Ngày 13/11/2024, trao đổi với PV, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết vừa tạm giữ đối tượng vận chuyển 19.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu…

Xem chi tiết
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Công an huyện Ea Súp phát hiện, tạm giữ đối tượng mua bán giấy phép lái xe giả

(CHG) Công an huyện Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt quả tang đối tượng mua giấy phép lái xe giả về bán cho người dân.

Xem chi tiết
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm

(CHG) Cục QLTT Tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện Kế hoạch số 476/KH-QLTTĐNo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Nhằm đảm bảo ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn toàn Tỉnh.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3