​Buộc tiêu hủy trên 5.300 sản phẩm hàng hóa vi phạm tại Đắk Lắk


(CHG) Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa tiến hành tiêu hủy 5.361 sản phẩm hàng hóa. Đây là số tang vật bị Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 1 tạm giữ của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và tạm giữ trong quá trình kiểm tra, xử lý trên khâu lưu thông.

Cụ thể, thi hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk, trong đó có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm, sáng ngày 14 tháng 7 năm 2023, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện giám sát việc buộc tiêu hủy đối với hàng nghìn sản phẩm hàng hóa vi phạm.
Hàng hóa buộc tiêu hủy là 156 chai mỹ phẩm là nước hoa có nhãn hàng hóa ghi nhãn hiệu CHANEL xuất xứ nước ngoài, 96 chai mỹ phẩm xịt thơm có nhãn hàng hóa ghi LE LABO SANTAL33; 11 cái dụng cụ câu cá; 448 cái quần áo vải; 3.980 linh kiện điện thoại; 290 cái quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đã qua sử dụng; 100 đôi giày, dép; 50 kg bánh tráng trộn, 200 ống kẹo viên và 30kg ngũ cốc. Tổng giá trị của toàn bộ số hàng hóa nói trên là gần 140 triệu đồng. Những loại hàng hóa này được xác định là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường và nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Các đơn vị nghiệp vụ của Cục Quản lý thị trường giám sát việc tiêu hủy
Toàn bộ số hàng hóa nói trên do Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 1 tạm giữ của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và tạm giữ trong quá trình kiểm tra, xử lý trên khâu lưu thông.
Sản phẩm tiêu hủy là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường và nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng
Quá trình tiêu hủy được thực hiện dưới sự giám sát của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk và cơ quan chức năng có liên quan, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Phương pháp được tiêu hủy là dùng búa đập nát, dùng kéo cắt… phù hợp với từng chủng loại hàng hóa tiêu hủy.
Đối với các hành vi vi phạm, các cơ sở kinh doanh và đối tượng nói trên bị xử phạt số tiền hơn 200 triệu đồng.
Tiêu hủy thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Đắk Lắk

Liên quan tới tiêu hủy hàng hóa theo các quyết định của UBND tỉnh, tại Quảng Trị, ngày 27/06/2023 Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị tiến hành tiêu hủy 2.395 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm với tổng trị giá hơn 187 triệu đồng.
Hàng hóa tiêu hủy gồm 1.975 bộ Test Kit Covid 19, 728 gói bánh kẹo và 420 bộ áo quần các loại. Tất cả đều được xác định là hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị kiểm tra và thu giữ. Đây là số hàng hóa vi phạm trong đợt tập trung cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trong 06 tháng đầu năm 2023 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị. Công tác tiêu hủy được tiến hành công khai, theo hai hình thức hủy đốt, hủy cán, đảm bảo vệ sinh môi trường và tuân thủ đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Tại TPHCM, ngày 13/6/2023, tại Chi nhánh Môi trường đô thị Sài Gòn Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM, địa chỉ số: 150 Lê Đại Hành, Phường 7, Quận 11, TP. Hồ Chí Minh,  Ông Đ.N.H.A là chủ hộ kinh doanh BBS VN, đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng đối với 2.697 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, có tổng trị giá 66.145.000 đồng thuộc 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Cục Quản lý thị trường Tp. HCM ban hành dưới sự chứng kiến và giám sát tiêu hủy của đại diện Đội Quản lý thị trường số 7, Cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh. Phương thức tiêu hủy được áp dụng: Dùng máy hủy hàng chuyên dùng môi trường nghiền nát hủy hình dạng sản phẩm.
Tại Bắc Ninh, ngày 21/6/2023, dưới sự giám sát của cơ quan chức năng, trên 5.000 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá hơn 2 tỷ đồng đã bị tiêu hủy theo quy định. Tang vật vi phạm được đưa vào lò đốt công nghiệp để đốt cháy, không thể tái sử dụng.
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Tạm giữ 226 bình khí cười các loại và 15 chiếc xe điện 2 bánh nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh phát hiện, tạm giữ 226 bình khí N2O, 80 cái bình ắc quy và 15 chiếc xe điện 2 bánh có dấu hiệu vi phạm.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 02 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trên mạng xã hội, với số tiền gần 50 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm có giá trị gần 3 tỉ đồng

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên tiến hành thành lập Hội đồng kiểm kê, giám sát việc tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu, với giá trị gần 3 tỉ đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3