Hà Nội: Cửa hàng Nhật Quang kinh doanh hàng hoá không nhãn phụ tiếng Việt


(CHG) Việc tìm mua hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam là một trong những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên sẽ là vấn nạn và để lại nhiều hệ luỵ nếu đơn vị kinh doanh hàng hoá nhập khẩu vì lợi nhuận, cố tình vi phạm các quy định của pháp luật. Vừa qua, Nhật Quang Shop, một đơn vị kinh doanh hàng nhập khẩu bị khách hàng phản ảnh đang bày bán nhiều sản phẩm không nhãn phụ tiếng Việt, có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hiện nay, hàng hoá nước ngoài khi được nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam thì trên sản phẩm sẽ phải có ít nhất 2 loại nhãn, bao gồm nhãn gốc mang tiếng nước sản xuất và nhãn phụ tiếng Việt được dịch đầy đủ thông tin từ nhãn gốc.
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hoá.
Vừa qua, Tổng đài Chống hàng giả (thuộc Quỹ chống hàng giả) nhận được thông tin của người tiêu dùng về việc: cửa hàng Nhật Quang đang kinh doanh hàng hoá có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; nhiều sản phẩm không nhãn phụ tiếng Việt. Ngay lập tức, Quỹ chống hàng giả đã chuyển thông tin đến Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).
Phóng viên (PV) Tạp chí CHG đã tiến hành khảo sát và ghi nhận thông tin mà người tiêu dùng cung cấp là có cơ sở.
Được biết, Nhật Quang shop đã có khoảng 10 năm kinh nghiệm Order hàng Nhật Bản, bán buôn, bán lẻ hàng nội địa Nhật tại Việt Nam. Nhật Quang shop có 2 cơ sở tại Hà Nội: cơ sở 116 ngõ 203 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội và cơ sở 376 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.
Ghi nhận của PV tại 2 cơ sở này cho thấy, tại đây đang kinh doanh nhiều mặt hàng mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, thực phẩm chức năng,... Tuy nhiên trên bao bì của nhiều sản phẩm chỉ có chữ nước ngoài mà không hề có nhãn phụ tiếng Việt thể hiện thông tin của sản phẩm, gây khó khăn cho người tiêu dùng tìm hiểu công dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng,… của sản phẩm.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ghi nhận tại Nhật Quang Shop địa chỉ 116 ngõ 203 Hoàng Quốc Việt:
Nhiều hàng hoá là mỹ phẩm không nhãn phụ tiếng Việt tại cửa hàng Nhật Quang địa chỉ 116 ngõ 203 Hoàng Quốc Việt.
Tại cửa hàng Nhật Quang địa chỉ 376 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, PV cũng ghi nhận tình trạng tương tự:
Nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng cũng không hề có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định của pháp luật.
Dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm,…  cũng không có nhãn phụ tiếng Việt mà chỉ có chữ nước ngoài.
Có thể thấy, rất nhiều sản phẩm bày bán tại Nhật Quang shop ở cả 2 cơ sở, trên bao bì chỉ có chữ nước ngoài mà không hề có nhãn phụ tiếng Việt theo quy định của pháp luật. Không chỉ gây khó khăn cho người tiêu dùng khi tìm hiểu thông tin của sản phẩm, thậm chí còn có thể gây nguy hại đến sức khoẻ nếu như không hiểu và sử dụng đúng sản phẩm. Vậy việc kinh doanh của Nhật Quang shop đã đúng theo quy định của pháp luật hay chưa? Liệu lợi ích của người tiêu dùng có được đảm bảo khi mà thông tin sản phẩm vẫn còn mập mờ? 
Trong quá trình thực hiện khảo sát, phóng viên của Tạp chí CHG đã liên hệ với Nhật Quang shop, thế nhưng đến nay đơn vị trên vẫn chưa có thông tin phản hồi. 
Về vấn đề nêu trên, ông Hồ Quang Thái, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia cho biết: “Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Đối với các dấu hiệu vi phạm của Nhật Quang shop được phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại mô tả như trên cho thấy: Việc cửa hàng Nhật Quang  kinh doanh sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu: kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không rõ chất lượng; kinh doanh hàng hóa trôi nổi… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai.
Để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, ngày 14 tháng 4 năm 2017 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP, ngày 09 tháng 12 năm 2022 quy định về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2022. Theo đó, một số quy định về nhãn hàng hóa như sau:
1. Lương thực: a) Định lượng; b) Ngày sản xuất; c) Hạn sử dụng; d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
2. Thực phẩm: a) Định lượng; b) Ngày sản xuất; c) Hạn sử dụng; d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế; đ) Thông tin cảnh báo; e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: a) Định lượng; b) Ngày sản xuất; c) Hạn sử dụng; d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng; đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng; e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có); g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Mức xử phạt VPHC đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm có liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.
Ngoài ra, nếu cơ sở trên kinh doanh hàng hoá nhập lậu thì theo quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm / buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng / buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Hải quan khẩn trương rà soát các trường hợp nợ thuế

(CHG) Tổng cục Hải quan cho biết, ngày 26/11/2019, Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp NSNN. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 và được thực hiện trong vòng 3 năm.

Xem chi tiết
Công ty cấp nước Thủ Đức (TDW) bị phạt và truy thu thuế hơn 9,3 tỷ đồng

(CHG) Cục thuế TP.HCM quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TDW) do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021.

Xem chi tiết
Ngăn chặn rao bán hoá đơn điện tử trên mạng

(CHG) Tổng cục Thuế gửi công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp ngăn chặn, xử lý thông tin rao bán hoá đơn điện tử trên không gian mạng.

Xem chi tiết
Cưỡng chế thuế hàng loạt doanh nghiệp tại Đà Nẵng

(CHG) Cục Thuế Đà Nẵng vừa công khai hàng loạt các doanh nghiệp trên địa bàn bị cưỡng chế thuế. Số tiền thuế các doanh nghiệp nợ và cưỡng chế trong tháng 4/2023 từ vài triệu tới hàng chục tỷ đồng.

Xem chi tiết
Quảng cáo “chui” tiếp tay doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh?

(CHG) Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính sẽ giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, thời gian qua, có không ít doanh nghiệp sử dụng “chiêu trò” để nhằm gia tăng sự ảnh hưởng, đi ngược lại với chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có vấn đề quảng cáo “chui” – quảng cáo không phép…

Xem chi tiết
2
2
2
3