Hà Nội: Nghi vấn cửa hàng J-Market kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ


(CHG) Mặc dù với tiêu chí “Khách hàng là trên hết” mà cửa hàng J-Market đăng tải trên website: https://jmarket.vn, thế nhưng, cửa hàng J - Market, đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu, đang bị người tiêu dùng "tố" kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận thương mại.
Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới, họ sàng lọc hàng hóa bằng những tiêu chuẩn cực cao về chất lượng. Điều này thường làm cho các sản phẩm nội địa Nhật trở thành mục tiêu ưa thích của những người yêu thích hàng hóa chất lượng cao và độc đáo. Vì vậy, ở Việt Nam, người người nhà nhà thi nhau kinh doanh hàng nội địa Nhât và nổi lên trong đó là cửa hàng J-Market, tại địa chỉ số 1144 Đê La Thành (Tầng 1 - Toà VTower 649 Kim Mã), phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cửa hàng J-Market tại địa chỉ 1144 Đê La Thành (Tầng 1 - Toà VTower 649 Kim Mã), phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội
Thời gian qua, Tổng đài Chống hàng giả (thuộc Quỹ chống hàng giả) đã liên tục nhận được phản ảnh của người tiêu dùng về việc: Cửa hàng J-Market đang kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt. Quỹ chống hàng giả đã chuyển thông tin trên đến Tạp chí Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lân thương mại (CHG). Phóng viên tạp chí CHG đã tiến hành khảo sát tại đây và nhận thấy: Thông tin mà người tiêu dùng cung cấp là hoàn toàn có cơ sở.


Một số hàng hóa thực phẩm được bày bán tại đây.
Phóng viên nhận thấy các mặt hàng được bày bán tại siêu thị trên khá đa dạng, bao gồm: rong biển, nguyên liệu nấu ăn, đồ ăn liền, gia vị rắc trộn cơm cho trẻ em, gia vị, thuốc nhuộm tốc, sáp, nước uống collagen, viên uống bổ sung Vitamin C, mặt nạ, sữa tắm, dầu gội, nước tẩy trang, bình sữa, bát ăn dặm, trà giảm cân, nước súc miệng... thậm chí nguy hại hơn có bày bán cả sản phẩm nghi là thuốc. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm mà cửa hàng này bày bán lại chỉ có chữ nước ngoài và không hề có nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc xác định nguồn gốc xuất xứ, cũng như thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng... của sản phẩm.





Hàng hóa rất đa dạng bao gồm: Mẹ và bé, Chăm sóc sức khỏe, Chăm sóc sắc đẹp
Nguy hại hơn ở đây bày bán các sản phẩm thảo dược mà chỉ tìm thấy được ở các tiệm thuốc ở Nhật Bản
Trong quá trình thực hiện khảo sát, phóng viên của Tạp chí CHG đã liên hệ với cửa hàng J-Market, thế nhưng đến nay đơn vị trên vẫn chưa có thông tin phản hồi.
Câu hỏi đặt ra: Liệu hàng hoá mà cửa hàng J-Market đang kinh doanh đã đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hay chưa? Liệu lợi ích của người tiêu dùng có được đảm bảo khi mà thông tin sản phẩm vẫn còn mập mờ? Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý (nếu có vi phạm), nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Ý kiến của ông Hồ Quang Thái, Phó chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia về vấn đề trên, ông Thái cho biết:
“Trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hàng hóa được quy định rất cụ thể tại các văn bản quản lý nhà nước. Khi tham gia vào thị trường, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm đều phải bị xử lý theo các chế tài đã được pháp luật quy định.
Đối với các dấu hiệu vi phạm của cửa hàng J-Market được phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại mô tả như trên cho thấy: Việc cửa hàng J-Market kinh doanh sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, có dấu hiệu: kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; không rõ chất lượng; kinh doanh hàng hóa trôi nổi… là hành vi vi phạm hành chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đối với các sản phẩm là thực phẩm còn gây nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng khi đối tượng sử dụng phần lớn là trẻ em và người đang mang thai.
Để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, ngày 14 tháng 4 năm 2017 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 111/2021/NĐ-CP, ngày 09 tháng 12 năm 2022 quy định về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2022. Theo đó, một số quy định về nhãn hàng hóa như sau:
1. Lương thực
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có).
2. Thực phẩm
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);
Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thông tin cảnh báo;
e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
3.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Mức xử phạt VPHC đối với lỗi vi phạm về nhãn hàng hóa có thể lên đến 120.000.000 đồng. Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa có nhãn vi phạm có liên quan đến chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, thuần phong mỹ tục; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm.
Ngoài hành vi vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, cơ sở kinh doanh còn vi phạm: kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định tại Nghị định 98/2020/ NĐ-CP ngày 26/8/2020 với mức xử phạt VPHC có thể lên đến 200.000.000 đồng và  tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm / buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng / buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Bắc Ninh: Tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng và tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh quạt điện của ông T.Đ.T.

Xem chi tiết
2
2
2
3