Bác kháng cáo kêu oan của 'trùm buôn lậu' Mười Tường


(CHG) Tại phiên phúc thẩm, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã bác kháng cáo kêu oan của 'trùm buôn lậu' Mười Tường cùng 4 đồng phạm.
Sáng 21/11, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh mở lại phiên tòa phúc thẩm và tuyên bác kháng cáo kêu oan của "trùm buôn lậu" Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, sinh năm 1969, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) cùng 4 đồng phạm gồm: Phạm Thanh Sang (sinh năm 1982), Hồ Tuấn Linh (sinh năm 1981), Nguyễn Văn Lê (sinh năm 1984), Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1991), cùng ngụ tại huyện An Phú (tỉnh An Giang) trong vụ chuyển trái phép 470.000 USD qua biên giới.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường).
Theo đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh mức án 8 năm tù giam; Phạm Thanh Sang, Hồ Tuấn Linh, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn Minh, mỗi bị cáo 4 năm tù giam cùng về tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".
Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Bản án sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo là phù hợp. Bị cáo Hạnh là người tổ chức, chỉ đạo Sang, Linh, Lê, Minh vận chuyển trái phép 470.000 USD từ Campuchia về Việt Nam.
Cụ thể, khoảng 9 giờ 20 phút ngày 24/6/2019, Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tuần tra tại khu vực vành đai biên giới rạch Chắc Ri (thuộc tổ 6, khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang), phát hiện 4 người đi trên vỏ lãi (thuyền máy bằng chất liệu composite) chạy từ hướng Campuchia về Việt Nam có biểu hiện nghi vấn nên ra tín hiệu dừng để kiểm tra.
Phát hiện lực lượng chức năng, 4 người nói trên điều khiển phương tiện quay đầu lại, cặp vào bờ, bỏ lại phương tiện rồi chạy về phía Campuchia. Lúc này, một người trong nhóm đã ném lại một túi nylon bên ngoài quấn băng keo màu vàng, bên trong có 470.000 USD (gồm 47 cọc tiền USD, mỗi cọc 100 tờ mệnh giá 100 USD). Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính (vắng chủ) và tạm giữ toàn bộ số tang vật (tiền USD và vỏ lãi) để xử lý.
Đến ngày 6/7/2021 và ngày 9/7/2021, Phạm Thanh Sang và Hồ Tuấn Linh ra đầu thú. Các bị cáo Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn Minh (đã bị bắt, điều tra trong vụ án buôn lậu 51kg vàng xảy ra ngày 30/10/2020 tại khóm Vĩnh Chánh 1, phường Vĩnh Nguơn, thành phố Châu Đốc) tự thú trước đó có tham gia vận chuyển 470.000 USD cùng Sang và Linh. Qua giám định, 4.700 tờ USD mệnh giá 100 USD là tiền thật, tương đương hơn 10,98 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, 4 bị cáo Sang, Linh, Lê, Minh khai nhận: Khoảng năm 2018, Sang, Lê, Minh làm thuê cho Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường), còn Linh (Phong) làm thuê cho Xuyến (chị của Hạnh). Trong thời gian trên, các bị cáo này thường tham gia vận chuyển hàng hóa, tiền tệ cho Hạnh từ Campuchia về Việt Nam và được trả tiền công từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.
Ngày 24/6/2019, Nguyễn Thị Kim Hạnh chỉ đạo Sang, Minh, Linh, Lê qua Campuchia gặp đối tượng tên Cốp, Tuot (người Campuchia) nhận ngoại tệ (tiền USD) vận chuyển về Việt Nam giao cho Hạnh. Cả 4 bị cáo khi đang trên đường vận chuyển tiền USD về Việt Nam đã bị lực lượng chức năng phát hiện, truy đuổi nên chạy sang Campuchia, bỏ lại phương tiện vỏ lãi và bọc nylon chứa tiền USD. Sau đó, Sang báo lại sự việc cho Hạnh biết và thông qua báo, đài mới biết mình vận chuyển trái phép 470.000 USD.
Đối với những lời khai lời của bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử kiến nghị Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, làm rõ những hành vi một số người mà Hạnh đã khai để tránh bỏ lọt tội phạm.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3