Bài 1: Lịch sử hình thành vàng thương hiệu quốc gia SJC


(CHG) Năm 2012, trên cơ sở tham mưu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về hoạt động quản lý kinh doanh vàng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đánh dấu vàng  SJC trở thành thương hiệu vàng quốc gia
Lịch sử hình thành thương hiệu vàng quốc gia
Trong giai đoạn đầu trên cương vị là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước của ông Nguyễn Văn Bình, nợ xấu các ngân hàng liên tục ghi nhận leo cao, tỷ lệ lạm phát cao đe dọa tới ổn định nền kinh tế, nhiều ngân hàng thương mại buộc phải tái cơ cấu và Ngân hàng Nhà nước phải “giải cứu” bằng cách mua lại với giá 0 đồng, khiến đại biểu Dương Trung Quốc đưa ra quan điểm ngay tại Nghị trường Quốc hội: “Chỉ trong 10 tháng đầu năm nợ xấu tăng tới 66%, về tình trạng nợ xấu, để như hiện nay chắc chắn
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm”.

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Văn Bình do các vi phạm trong giai đoạn làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Vào sáng 25/11/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội về đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, vấn đề lãi suất, việc thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng, kiểm soát thị trường vàng,…
Nhìn nhận về thị trường vàng, ông Bình cho biết: “Kinh doanh vàng còn nhiều bất cập”. Theo ông Bình, Luật Ngân hàng Nhà nước năm 1997 quy định Ngân hàng Nhà nước thống nhất quản lý vàng, nhưng các văn bản dưới luật quy định hoạt động quản lý có nhiều phân khúc, trong đó Ngân hàng Nhà nước chỉ quản lý khâu xuất nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất vàng miếng, các khâu sau do các Bộ, ngành khác quản lý.
Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng Nghị định quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng, đang được lấy ý kiến bộ ngành và sẽ sớm ban hành thời gian tới. Nghị định khuyến khích hoạt động chế tác vàng trang sức để tạo ra hàng hóa cho thị trường trong nước, cho xuất khẩu, tạo công ăn việc làm. Nhà nước sẽ độc quyền về sản xuất kinh doanh vàng miếng và nếu có nhóm lợi ích nào bị ảnh hưởng thì các nhóm này cũng phải vì lợi ích quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng thương hiệu vàng quốc gia dựa trên nhãn hiệu SJC (một thương hiệu thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang chiếm 90% thị phần trong nước). Để thương hiệu này mang cấp quốc gia, Ngân hàng Nhà nước đang làm việc với UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng thương hiệu. Và khi có điều kiện, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ đổi thương hiệu SJC thành SBV, ông Bình nhấn mạnh.
Sau đó, ngày 03/04/2012, trên cơ sở tham mưu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký và ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về hoạt động quản lý kinh doanh vàng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng hình thành vàng thương hiệu quốc gia SJC.
Những khuyến nghị quan trọng
Đứng trước những thách thức của nền kinh tế tại thời điểm đó, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP (Chương trình phát triển bền vững của Liên hợp quốc) tại Việt Nam đã đưa ra Báo cáo Kinh tế vĩ mô thường niên năm 2012, với tên gọi “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, do ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện.
Báo cáo nhằm tổng kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới, phân tích chuyên sâu một số vấn đề và chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật trong năm, đồng thời thảo luận những vấn đề mang tính trung và dài hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực.
Dưới tiêu đề “Đổi mới tư duy và cải cách thể chế những yêu cầu từ thực tiễn”, TS. Lê Đăng Doanh, ngay trong phần mở đầu Chương 7 của báo cáo này, đã nhắc lại lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 3, rằng phải khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” trong đầu tư công trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư.
Ngay trước phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 vào đầu năm 2011, TS. Trần Du Lịch đại biểu Quốc hội cũng đã nhận định, đổi mới thể chế kinh tế là việc làm tốn kém ít, hiệu quả cao. Nhưng ở một diễn đàn sau đó về tái cơ cấu nền kinh tế, ông đã phải nhấn mạnh rằng việc này cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng nhóm lợi ích.

TS Trần Du Lịch.
Đại biểu Dương Trung Quốc cũng nêu quan điểm, trong báo cáo kinh tế vĩ mô 2012: “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, chúng tôi đã có khuyến cáo cần sớm đưa vào hoạt động một thị trường vàng hiện đại cùng với việc cấp chứng chỉ vàng. Nếu các biện pháp này được áp dụng ngay sau khi đóng cửa các sàn vàng, thì việc chống vàng hóa đã đi đúng hướng, thay vì xây dựng thương hiệu quốc gia hay độc quyền gì đó. Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng...

Đại biểu Dương Trung Quốc.
Theo TS. Tô Ánh Dương - Viện Kinh tế Việt Nam: Trung Quốc đã xoá bỏ chế độ độc quyền kinh doanh vàng và cơ chế kiểm soát giá, đồng thời thành lập Sở giao dịch vàng Thượng Hải, Trung Quốc cũng từng bước xoá bỏ cơ chế cấp phép đối với hoạt động sản xuất, bán buôn và bán lẻ vàng, bước đầu là đối với hoạt động bán lẻ, sau đó cho phép cá nhân được tham gia giao dịch vàng miếng. Cuối cùng là Trung Quốc xoá bỏ từng bước chế độ quản lý xuất nhập khẩu vàng. Từ chỗ đóng kín thị trường vàng, Trung Quốc đã từng bước tự do hoá mọi giao dịch và đã gặt hái thành công. Trong khi Ấn Độ theo hướng ngược lại nhưng vẫn chưa thể khiến người dân bớt yêu vàng...
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3