(CHG) Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cơ quan chức năng cần truy xuất nguồn gốc máy đo nồng độ cồn do 6 cảnh sát giao thông TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã sử dụng. Từ đó xác định nguồn cung để trả lời cho câu hỏi tại sao máy không rõ nguồn gốc lại xuất hiện trong lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị truy xuất nguồn gốc
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: Báo chí thời gian qua đã nêu việc 6 đồng chí cảnh sát giao thông ở TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương sử dụng máy đo nồng độ cồn không phải do Bộ Công an cung cấp, vì vậy cơ quan chức năng cần truy xuất nguồn gốc những máy trên đến từ đâu, do ai cung cấp để từ đó có kết luận và xử lý nghiêm minh.
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Ban Dân nguyện Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XIV cho rằng, rõ ràng 6 cảnh sát giao thông ở Hải Dương đã vi phạm quy định pháp luật, vi phạm quy định của ngành, khi sử dụng máy đo nồng độ cồn không phải do Bộ Công an cung cấp.
Việc sử dụng máy đo này của 6 cảnh sát giao thông TP. Chí Linh, thời gian qua đã dấy lên những luồng dư luận. Có ý kiến cho rằng, vì không được trang bị đủ thiết bị, với mục đích đe dọa người tham gia giao thông để trục lợi, nên 6 cảnh sát giao thông trên đã sử dụng máy đo không phải Bộ Công an cấp; cũng có ý kiến cho rằng, phải chăng việc này đã tồn tại từ lâu, phải chăng có một “nhóm lợi ích”, đường dây cung cấp máy này để trục lợi, để mãi lộ... vì vậy cơ quan chức năng cần phải vào cuộc mạnh mẽ để truy xuất nguồn gốc máy, xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm để lấy lại lòng tin của nhân dân vào lực lượng. Và cũng để trả lời cho câu hỏi tại sao máy không rõ nguồn gốc lại xuất hiện trong lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Ông Lưu Bình Nhưỡng - Phó Ban Dân nguyện Quốc hội, đđại biểu Quốc hội khóa XIV.
Cũng theo ông Lưu Bình Nhưỡng, thời gian qua lực lượng cảnh sát giao thông đã làm được nhiều việc quan trọng, giúp giao thông nước nhà đi vào nề nếp hơn. Tuy nhiên, chỉ vết sạn ở Chí Linh, Hải Dương vừa qua đã làm cho hình ảnh của lực lượng này bị ảnh hưởng, làm cho ngành bị tiếng “xấu”, vì vậy cần phải vào cuộc quyết liệt, tìm ra nguyên nhân để xử lý tận gốc vấn đề.
Ông Phạm Lộc Ninh – Viện trưởng, Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại.
Theo ông Phạm Lộc Ninh – Viện trưởng, Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại: Kiểm định định kỳ những loại máy đo nồng độ cồn của lực lượng cảnh sát giao thông đã được pháp luật quy định là 1 năm (12 tháng) một lần. Đối với những loại máy đo nồng độ cồn của lực lượng đang thực thi nhiệm vụ bắt buộc phải có tem kiểm định vẫn còn thời hạn, và số sery của máy trùng với số sery trên giấy tờ kiểm đinh. Việc kiểm định những loại máy đo này duy nhất do Viện Đo lường Việt Nam thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện.
Kiến nghị rà soát lại toàn bộ máy đo nồng độ cồn
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII: Qua vụ việc 6 cảnh sát giao thông ở Hải Dương bị bắt do vi phạm sử dụng máy đo nồng độ cồn không phải Bộ Công an cấp, đề nghị Bộ Công an có phương pháp tổng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ máy đo nồng độ cồn của lực lượng và lực lượng đang thực thi nhiệm vụ, để phát hiện ra tiêu cực và ngăn chặn kịp thời, tránh những vụ việc tương tự như ở Hải Dương vừa qua.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Bà An lưu ý, tuy nhiên việc tổng kiểm tra rà soát sao cho khoa học, để không gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của lực lượng, nhưng vẫn phát hiện được vi phạm (nếu có). Việc ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Công an vào việc đo nồng độ cồn cũng là cách hay để phát hiện vi phạm, hoặc tôi lấy ví dụ vừa qua Phó Chủ tịch Hà Nội trong vai là khách du lịch để vào Chùa Hương kiểm tra công tác tổ chức lễ hội năm 2023. Nên chăng Bộ Công an cũng nên tổ chức những đợt “vi hành” bằng cách cử cán bộ là người tham gia giao thông để giám sát cùng với báo chí và nhân dân. Phải làm quyết liệt mới có kết quả tốt được, bà An nhấn mạnh.
Theo ông Phạm Lộc Ninh – Viện trưởng, Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại: Qua vụ việc 6 cảnh sát giao thông ở TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương sử dụng máy đo nồng độ cồn không phải do Bộ Công an cấp, việc rà soát lại toàn bộ máy đo nồng độ cồn của lực lượng đang được giao nhiệm vụ cũng như của toàn lực lượng là cần thiết. Tuy nhiên rà soát như thế nào cho hiệu quả, Bộ Công an cũng cần tính toán kỹ, tránh tình trạng khi đến nơi máy đã được thay thế bằng máy hợp pháp có trong lực lượng. Ngoài ra cũng cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát của báo chí và người dân để Bộ Công an kịp thời phát hiện việc vi phạm, xử lý kịp thời vấn đề phát sinh... Qua đó, góp phần xây dụng và bảo vệ làm đẹp thêm hình ảnh người chiến sĩ công an trong lòng nhân dân.
Theo khoản 1 điều 4 Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN, ngày 26/7/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định, phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở sử dụng trong hoạt động công vụ của lực lượng cảnh sát giao thông là phương tiện đo nhóm 2, phải được kiểm định tại tổ chức kiểm định được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định.
Các phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở phải đáp ứng tiêu chuẩn kiểm định theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 107: 2012 của Bộ KH&CN; khi kiểm định, đặc tính kỹ thuật đo lường (trong đó có sai số) của các phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở, phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành; được cấp chứng chỉ kiểm định như: tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định theo quy định; về sai số, tiêu chuẩn cho phép sai số 0,020 mg/L hoặc 0,004% BAC với kiểm định ban đầu, hoặc 0,032 mg/L, hoặc 0,006% BAC với kiểm định định kỳ.
Các phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở phải được kiểm định đúng quy định 12 tháng/01 lần, và còn trong thời hạn giá trị của chứng chỉ kiểm định; phải bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu.
Lực lượng Cảnh sát giao thông khi sử dụng các phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở đối với người tham gia giao thông phải tuân thủ đúng các quy định tại điều 25 Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN, ngày 26/7/2019 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ KH&CN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2
9
TECHCOMBANK THAM GIA ĐỒNG SÁNG LẬP TRUNG TÂM CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỨ 2 ĐÔNG NAM Á
(CHG) Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thành phố (HEF) lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh", Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đồng hành cùng các hoạt động của diễn đàn và trở thành một trong những thành viên đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là Trung tâm C4IR thứ 2 của Đông Nam Á sau Malaysia, tham gia vào mạng lưới Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 toàn cầu của WEF.
Xem chi tiết