Khi đất công nguồn gốc cụm công nghiệp ở Đồng Nai thành đất tư


Liên quan đến KDC Thương mại Phước Thái cơ quan chức năng đã khởi tố 13 người dính dáng đền bù không đúng đối tượng, gây thiệt hại cho nhà nước gần 79 tỷ đồng.

Khi đất công quy hoạch cụm công nghiệp thành đất tư

Ngày 25/5 vụ án được đưa ra xét xử nhưng sau phần thẩm tra lý lịch và thành phần tham dự phiên tòa đã hoãn, mới đây ngày 21/6 TAND tỉnh Đồng Nai mở lại phiên tòa xét xử nhưng chỉ sau một buổi xét xử HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Theo đó, liên quan vụ xét xử 13 bị cáo liên quan đến dự án khu dân cư Phước Thái, hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ cho Viện KSND Đồng Nai để điều tra, truy tố bị cáo Lê Viết Hưng (66 tuổi, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường) về hành vi khác so với tội danh trong cáo trạng.

Theo cáo trạng, bị cáo Hưng bị truy tố về tội "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, sau khi xét hỏi, hội đồng xét xử nhận định bị cáo Hưng có dấu hiệu của hành vi "vi phạm quy định về quản lý đất đai".

Mặt khác, thẩm quyền giao đất cho tổ chức thuộc thẩm quyền UBND tỉnh, còn thu hồi đất của cá nhân, hộ gia đình và phê duyệt kinh phí bồi thường thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện. Từ các nhận định trên, hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với bị cáo Hưng về hành vi "vi phạm quy định về quản lý đất đai", thay vì hành vi "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" như cáo trạng.

Theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai, đến nay vụ án Khu dân cư Thương mại Phước Thái (phường Tam Phước, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã khởi tố 13 người có dính dáng đến đền bù không đúng đối tượng ở dự án trên, gây thiệt hại ngân sách nhà nước gần 79 tỷ đồng.

Khi đất công nguồn gốc cụm công nghiệp ở Đồng Nai thành đất tư
Nguồn gốc Khu dân cư thương mại Phước Thái ban đầu là đất của nhà nước giao cho Công ty CP May - Xây dựng Huy Hoàng thuê 9ha để thực hiện dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất gốm

Các bị can bị khởi tố trong vụ án gồm ông Lê Viết Hưng (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai), ông Nguyễn Tấn Long (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa), ông Nguyễn Tấn Tài (nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh TP. Biên Hòa), ông Nguyễn Tấn Vinh (nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường TP. Biên Hòa), ông Hồ Bá Minh (nguyên Phó trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường TP. Biên Hòa), ông Võ Cao Cường (Chủ tịch UBND xã Tam Phước)...

Theo kết luận điều tra, năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cho Công ty CP May - Xây dựng Huy Hoàng (Công ty Huy Hoàng) liên doanh với một công ty đối tác nước ngoài thuê gần 9 ha đất tại xã Tam Phước (huyện Long Thành, nay là phường Tam Phước) để xây dựng nhà xưởng sản xuất gốm. Khu đất có nguồn gốc là đất công nhà nước quản lý giao cho Lâm trường Long Thành quản lý và sử dụng. Khu đất nằm trong quy hoạch Cụm công nghiệp Dốc 47 tại xã Tam Phước. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ để thực hiện dự án trên vào năm 2004 là hơn 3,3 tỷ đồng.

Đến năm 2009, do dự án liên doanh không thực hiện nên UBND tỉnh Đồng Nai có Quyết định số 3965/QĐ-UBND để chấm dứt pháp lý liên danh và thu hồi giấy phép đầu tư nhưng lại không thu hồi đất. Liên danh giải thể, Công ty CP May - Xây dựng Huy Hoàng được toàn quyền quyết định sử dụng khu đất.

Ngày 26/5/2015, Công ty Phước Thái do Trương Quốc Tuấn làm đại diện ký Hợp đồng số 10/HĐBTGTĐBĐ/2015 với đại diện Công ty Huy Hoàng là bà Lê Nữ Thùy Dương – Tổng giám đốc. Theo đó, Công ty Phước Thái đồng ý bồi thường về đất, cây cối hoa màu cho Công ty Huy Hoàng với số tiền là 35.126.000.000 đồng. Trong hợp đồng ghi rõ việc nếu Nhà nước phê duyệt bồi thường có giá cao hơn hợp đồng thì Công ty Phước Thái phải chi trả toàn bộ số tiền chênh lệch này cho Công ty Huy Hoàng.

Kết luận điều tra cũng nêu rõ, Trương Quốc Tuấn từng làm nhân viên pháp lý, trợ lý Tổng giám đốc Công ty Huy Hoàng trong suốt thời gian từ năm 2003 đến năm 2013. Tuấn biết việc liên danh Công ty Huy Hoàng chưa được nhà nước ký hợp đồng thuê đất, chưa được cấp “sổ đỏ”, đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư… nên nếu nhà nước thu hồi đất, Công ty Phước Thái phải chịu toàn bộ kinh phí bồi thường đã chi trả trước cho Công ty Huy Hoàng (hơn 35 tỷ đồng).

Lợi dụng quy định của Luật Đất đai, Tuấn bàn với Nguyễn Văn Đức (Phó Chủ tịch UBND xã Tam Phước) hợp thức hóa để Nguyễn Hữu Thành (em ruột Đức) đứng tên chủ sở hữu khu đất trên để nhận tiền bồi thường... Để chuyển đất từ Công ty Huy Hoàng sang, Tuấn đề nghị ông Lê Văn Kiểm, Chủ tịch HĐQT Công ty Huy Hoàng ký Biên bản bàn giao đất cho Nguyễn Hữu Thành nhưng để trống mục ghi thời gian. Sau đó, Tuấn điền thời gian trên Biên bản bàn giao đất là ngày 4/4/2003.

Nguyễn Hữu Thành khai và cơ quan điều tra, tòa án kết luận gì về ông Lê Văn Kiểm?

Theo cáo trạng, nội dung biên bản do ông Kiểm ký ghi rõ: “Công ty Huy Hoàng bàn giao toàn bộ diện tích 9 ha đất tại xã Tam Phước cho ông Nguyễn Hữu Thành quản lý, sử dụng. Ông Nguyễn Hữu Thành có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật trong suốt thời gian sử dụng đất”.

Ngày 10/12/2015, bà Lê Nữ Thùy Dương với tư cách là Tổng giám đốc ký Văn bản số 138/CV-HH/2015 của Công ty Huy Hoàng đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai xem xét và chấp thuận việc Công ty Huy Hoàng giao đất cho Nguyễn Hữu Thành quản lý, sử dụng.

Từ văn bản bàn giao đất đề ngày 4/4/2003 (do ông Lê Văn Kiểm ký) và Văn bản số 138 do bà Lê Nữ Thùy Dương ký… nên ngày 14/12/2015, Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai có Văn bản số 1616/VP-CNN về việc xử lý kiến nghị của Công ty Huy Hoàng với nội dung: “Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh có ý kiến như sau: Về chủ trương, chấp thuận kiến nghị của Công ty CP May – xây dựng Huy Hoàng tại Văn bản nêu trên. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét đề xuất các thủ tục theo đúng quy định, báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai trong tháng 12/2015”.

Kết luận điều tra cho rằng “do ông Kiểm tin tưởng nên làm theo yêu cầu của Tuấn, sau đó Tuấn điền thời gian trên biên bản giao đất là ngày 4/4/2003”. Tuy nhiên, vào ngày 3/3/2016, Phòng Tài nguyên Môi trường TP. Biên Hòa đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Huy Hoàng. Đại diện 2 bên đã ký biên bản để “xác nhận việc Công ty Huy Hoàng giao đất cho ông Thành kể từ ngày 4/4/2003 và ông Thành được đề nghị đăng ký quyền sử dụng đất”.

Tiếp đến là hàng loạt văn bản của các cơ quan có thẩm quyền của UBND TP. Biên Hòa, sở, ngành và UBND tỉnh Đồng Nai về quy trình thẩm định, thu hồi, bồi thường… đối với khu đất gần 9 ha như nêu trên.

Ngày 22/5/2017, Nguyễn Tấn Long (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa) đã ký Quyết định số 1257/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ Dự án xây dựng khu dân cư thương mại Phước Thái cho ông Nguyễn Hữu Thành với tổng kinh phí là 78.899.053.000 đồng. Ngày 23/5/2017, ông Long tiếp tục ký Quyết định số 1262/QĐ-UBND về việc bồi thường hỗ trợ cho ông Thành số tiền là 77.352.013.000 đồng (đã trừ đi kinh phí tổ chức bồi thường).

Ngày 26/5/2017, Nguyễn Hữu Thành đến Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai – chi nhánh Biên Hòa để làm thủ tục và nhận số tiền nêu trên. Tuy nhiên, thực tế Thành không được nhận số tiền này. Ngay tại ngân hàng, Tuấn chỉ đạo vợ là Phạm Thụy Thúy Loan lấy số tiền 31,9 tỷ đồng để chuyển vào tài khoản Công ty Phước Thái dưới hình thức góp cổ phần; số tiền còn lại được gửi vào 3 sổ tiết kiệm đứng tên cá nhân Loan. Như vậy, từ số tiền nhà nước bồi thường cho Thành lại bất ngờ “chảy” vào Công ty Phước Thái (dưới hình thức góp cổ phần của vợ Tuấn) và sổ tiết kiệm đứng tên vợ Tuấn.

Ngày 10/7/2017, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai – chi nhánh Biên Hòa tiến hành quyết toán với Công ty Phước Thái, xác nhận đã hoàn thành việc chi trả tiền bồi thường. Đây là căn cứ để cơ quan điều tra xác định hành vi phạm tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất” đã hoàn thành.

Tại Cơ quan điều tra, Trương Quốc Tuấn khai nhận hành vi vi phạm xuất phát từ “sự đồng ý, giúp sức cùng thực hiện của các cá nhân thuộc Công ty Huy Hoàng”... Tuy nhiên, kết luận cho rằng: “Ngoài lời khai của Tuấn, không có tài liệu, chứng cứ nào khác chứng minh các tình tiết nêu trên”.

Còn theo Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đồng Nai: “Quá trình điều tra, từ ngày 4/3/2022 đến ngày 17/11/2022, Trương Quốc Tuấn khai số tiền 77.352.013.000 đồng sau khi nhận, Tuấn đã giao trực tiếp cho ông Lê Văn Kiểm và Tuấn đã chứng minh bằng phiếu thu tiền mặt của Công ty Huy Hoàng lập ngày 26/5/2017”. Sau khi Cơ quan điều tra chứng minh số tiền hơn 77.352.013.000 đồng Tuấn đã sử dụng vào mục đích cá nhân, thì “Tuấn thừa nhận các phiếu thu, chi tiền mặt là do Tuấn lập khống sau khi vụ việc bị phát hiện và đưa cho Công ty Huy Hoàng ký”, Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Đồng Nai viết...

Để có thêm thông tin khách quan, ngày 4/7/2023, Báo Công Thương đã có Công văn số 341/Bao CT-ĐT về việc trao đổi, phối hợp cung cấp thông tin gửi Công ty Cổ phần may - Xây dựng Huy Hoàng. Nhưng đến nay, hơn 1 tháng trôi qua, đơn vị này vẫn không phản hồi thông tin.

Năm 1995, liên danh Công ty TNHH Kia – Huy Hoàng Ceramics được Nhà nước cho thuê 87.815m2 để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và kinh doanh vật liệu gốm xây dựng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này không thực hiện dự án. Đến năm 2015, Công ty Huy Hoàng giao lại 9ha đất cho Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh nhà Phước Thái để hưởng số tiền hơn 35 tỷ đồng. Trong quá trình này, ông Lê Văn Kiểm (Chủ tịch HĐQT) và bà Lê Nữ Thùy Dương (Tổng giám đốc) Công ty CP may – Xây dựng Huy Hoàng đã ký nhiều văn bản pháp lý liên quan.

Nguồn: BÁO CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3