Những sản phẩm bày bán tại đơn vị kinh doanh hàng đồng giá 19K LyLy Sốp có thực sự an toàn?


(CHG) La liệt sản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hàng tiêu dùng vẫn được công khai bày bán tại hệ thống kinh doanh đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp. Mặc dù trước đó Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng và  Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ vừa kiểm tra và xử lý đơn vị này về một số vi phạm kinh doanh hàng hoá là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và niêm yết giá hàng hóa không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Phải chăng đơn vị quản lý vận hành thương hiệu LyLy Sốp đang coi thường pháp luật, hay phía Cục Quản lý thị trường hai tỉnh, thành đang bỏ qua khâu giám sát (hậu kiểm)?
Hệ thống kinh doanh hàng đồng giá 19K LyLy Sốp đồng loạt bị xử phạt
Thời gian qua, người tiêu dùng trên thường xuyên thông tin tới Quỹ Chống hàng giả về việc một cửa hàng mang thương hiệu 19K LyLy Sốp bày bán hàng hóa không nhãn phụ tiếng Việt, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu,… gây khó khăn cho người tiêu dùng chọn mua sản phẩm, cũng như cách sử dụng sản phẩm. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin trên tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) nhằm khảo sát và đăng tải thông tin.

Một trong những địa điểm kinh doanh hàng hóa đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp.
Qua quá trình khảo sát, nhận thấy hệ thống kinh doanh sản phẩm đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp (địa chỉ tại số 50 Hùng Vương, Phường 6, Thành phố Sóc Trăng và 202 đường 3 tháng 2, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ) có nhiều vi phạm các quy định của pháp luật. Xét thấy vụ việc có tính chất phức tạp và có thể phát sinh nhiều diễn biến khó lường, phóng viên đã chuyển thông tin tới Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng và Cục QLTT thành phố Cần Thơ, nhằm kịp thời kiểm tra, kiểm soát, tránh việc đơn vị tẩu tán các sản phẩm vi phạm.





Hàng hóa vi phạm các quy định về nhãn phụ Tiếng Việt và hàng hóa có dấu hiệu vi phạm: hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập lậu, hàng hóa giả mạo các thương nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và hàng hóa gian lận thương mại được bày bàn công khai trên quầy kệ trong các cửa hàng đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp.
Theo thông tin, Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính đơn vị LyLy Sốp với số tiền lên tới hơn 150 triệu đồng, trong đó có các hành vi vi phạm: kinh doanh hàng hoá là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và niêm yết giá hàng hóa không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; buộc tiêu hủy toàn bộ số lượng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ với trị giá gần 80 triệu đồng.
Tại thành phố Cần Thơ, thông tin từ ông Trần Thanh Hồng, Đội trưởng đội QLTT phụ trách khu vực quận Ninh Kiều, đơn vị này đã tiến hành thẩm tra, xác minh, kiểm tra và xử lý shop kinh doanh hàng đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp với số tiền là 15 triệu đồng, tạm giữ và buộc tiêu hủy 494 sản phẩm dầu gội vì không có số công bố.
LyLy Sốp có đang thách thức pháp luật?
Sau khi đồng loạt bị 2 tỉnh- thành xử lý vi phạm hành chính liên quan đến việc kinh doanh hàng tiêu dùng: kinh doanh hàng hoá là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và niêm yết giá hàng hóa không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng, những tưởng đơn vị kinh doanh sản phẩm đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp sẽ coi đó là một bài học, chấn chỉnh mình để hoàn thiện hơn và sẽ vì quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra tại đơn vị này lại hoàn toàn trái ngược với suy diễn logic thông thường. Tại cả hai địa điểm kinh doanh trên, dường như LyLy Sốp không hề biết sợ, mà còn có dấu hiệu coi thường các quy định của pháp luật hơn.

Hàng hóa vi phạm và có dấu hiệu vi phạm vẫn được bày bán công khai trên quầy kệ trong các địa điểm kinh doanh đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp sau khi bị cơ quản chức năng kiểm tra và xử phạt.
Ngày 10/10/2024, khảo sát thực tế địa điểm kinh doanh hàng đồng giá 19K LyLy Sốp (địa chỉ số 50 Hùng Vương, Phường 6, Thành phố Sóc Trăng và tại địa điểm kinh doanh 202 đường 3 tháng 2, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ), tại đây kinh doanh nhiều mặt hàng như: kính mắt; cốc, bình đựng nước bằng thủy tinh, sứ; hóa mỹ phẩm; dụng cụ mỹ phẩm; phụ kiện thời trang; giày- dép; đồ gia dụng… “chi chít” chữ nước ngoài (chủ yếu chữ tượng hình, giống chữ Trung Quốc). Một số sản phẩm mặc dù đã dán nhãn phụ tiếng Việt, tuy nhiên, những nhãn phụ này chỉ mang tính hình thức, đối phó, nhằm qua mắt cơ quan chức năng. Với con mắt tinh tường của cán bộ công chức QLTT, chắc hẳn không khó để nhận ra những nhãn phụ tiếng Việt được dán lên một số sản phẩm tại hai địa điểm trên chủ yếu dùng để “lòe” người tiêu dùng (!)

Hàng hóa vi phạm và có dấu hiệu vi phạm vẫn được bày bán công khai trên quầy kệ trong các địa điểm kinh doanh đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp sau khi bị cơ quản chức năng kiểm tra và xử phạt.
Điều đáng nói, trên quầy kệ trưng bày, xuất hiện tình trạng lộn xộn về hàng hóa trưng bày (biển ghi kính mắt thì trưng bày sản phẩm ví), tình trạng hàng hóa trắng thông tin, hàng hóa không có nhãn phụ tiếng Việt, hàng hóa không có hợp quy vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn. Điều đó không những gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm, mà còn khiến người tiêu dùng nghi ngờ tại đây đang kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu và hàng hóa gian lận thương mại.


Hàng hóa vi phạm và có dấu hiệu vi phạm vẫn được bày bán công khai trên quầy kệ trong các địa điểm kinh doanh đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp sau khi bị cơ quản chức năng kiểm tra và xử phạt.
Việc đơn vị kinh doanh hàng đồng giá 19K mang thương hiệu LyLy Sốp chỉ vì gia tăng thêm lợi nhuận mà sẵn sàng bỏ qua quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng là điều không thể chấp nhận. Bởi vậy, không ít ý kiến cho rằng đơn vị này đang sống “ngoài luật” và đang thách thức các quy định của pháp luật.
Được biết, ngoài hai địa điểm kinh doanh nêu trên, đơn vị LyLy Sốp 19K còn có một số địa điểm khác tại tỉnh: Kiên Giang, An Giang,… và đang có xu hướng mở rộng ra nhiều tỉnh thành.
Nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng
Việc đơn vị kinh doanh hàng đồng giá 19K LyLy Sốp có nhiều vi phạm đã được cơ quan chức năng kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính, điều đó khiến không ít người tiêu dùng băn khoăn, lo lắng về chất lượng của những sản phẩm này, cũng những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có buổi trao đổi thông tin với ông Phạm Trung Kiên, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, ông Kiên cho biết: “Trong những năm gần đây, các sản phẩm đồng giá 19K đã trở thành một trào lưu thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Với mức giá hấp dẫn, những sản phẩm này dường như mang lại nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi và giá rẻ đó là một mối nguy hại lớn đối với sức khỏe, mà không phải ai cũng nhận ra.
Trong đó, vấn đề lớn nhất của các sản phẩm đồng giá 19K là nguồn gốc xuất xứ. Nhiều sản phẩm được nhập khẩu từ các quốc gia không có quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm hoặc tiêu chuẩn chất lượng. Điều này có thể dẫn đến việc người tiêu dùng tiếp xúc với các hóa chất độc hại, vật liệu không an toàn hoặc thậm chí là hàng giả, hàng nhái. Sự thiếu minh bạch về nguồn gốc sản phẩm khiến người tiêu dùng khó lòng đánh giá chất lượng và mức độ an toàn.
Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm đồng giá 19K thường không được đảm bảo. Nhiều sản phẩm này được sản xuất với quy trình sản xuất rẻ tiền, sử dụng nguyên liệu kém chất lượng nhằm giảm chi phí. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tính năng sử dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Các sản phẩm như đồ dùng sinh hoạt, mỹ phẩm, và thực phẩm đều có khả năng chứa các thành phần độc hại. Việc tiếp xúc lâu dài với các hóa chất này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, từ dị ứng đến các bệnh mãn tính.
Đặc biệt, nhiều sản phẩm giá rẻ có thể chứa hóa chất độc hại như chì, cadmium, formaldehyde và các chất bảo quản không an toàn. Những hóa chất này thường không được ghi rõ trên bao bì sản phẩm, khiến người tiêu dùng vô tình sử dụng mà không hay biết. Hệ thống miễn dịch, nội tiết và tiêu hóa của cơ thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tiếp xúc lâu dài với những chất này. Ví dụ, một số loại mỹ phẩm, đồ gia dụng, thời trang... không rõ nguồn gốc có thể chứa các chất gây ung thư, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh
”.
Bên cạnh đó, ông Kiên cũng đưa ra những lời khuyên và nêu nên một số giải pháp: “Nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là sinh viên và người có thu nhập thấp, thường bị thu hút bởi mức giá rẻ mà không xem xét kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm. Tâm lý "được mất" khi mua hàng giá rẻ có thể dẫn đến những quyết định thiếu sáng suốt, gây hại cho sức khỏe. Đôi khi, sản phẩm có giá rẻ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho gia đình và cộng đồng.
Để bảo vệ sức khỏe trước các sản phẩm đồng giá 19K, người tiêu dùng nên thực hiện một số biện pháp: Trước khi mua, nên kiểm tra thông tin về nguồn gốc xuất xứ, thành phần và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm; Nên ưu tiên các sản phẩm đến từ những thương hiệu có danh tiếng, đảm bảo chất lượng và an toàn; Luôn đọc kỹ nhãn sản phẩm để biết được thành phần và hạn sử dụng. Tránh xa các sản phẩm không rõ ràng về thông tin
”.
Mặc dù sản phẩm đồng giá 19K bày bán tại LyLy Sốp có sức hấp dẫn lớn nhưng người tiêu dùng cần nhận thức rõ về những rủi ro liên quan đến sức khỏe. Việc lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng tiêu dùng thông minh hơn. Chỉ khi người tiêu dùng ý thức được giá trị của sức khỏe, họ mới có thể đưa ra những quyết định tiêu dùng đúng đắn và an toàn.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra đột xuất đối với đơn vị trên của Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần thơ là việc làm đáng được hoan nghênh. Tuy nhiên, sau những cuộc kiểm tra, hai đơn vị trên nếu thiếu việc giám sát chặt chẽ, cũng như hậu kiểm với đơn vị này sẽ để lại những hậu quả khó lường (đã được minh chứng cụ thể thông qua bài viết), khi đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước nhân dân và người tiêu dùng?
Vì vậy kính đề nghị Cục QLTT của tỉnh Sóc Trăng và Cục QLTT thành phố Cần thơ nhanh chóng tiếp tục thẩm tra, xác minh, kiểm tra và xử lý và giám sát đơn vị này một cách công tâm, triệt để đối với đơn vị này.
Ngày 10/10/2024, phóng viên Tạp chí điện tử CHG tiếp tục chuyển thông tin vi phạm của đơn vị LyLy Sốp tới ông Nguyễn Hùng Em, Cục trưởng Cục QLTT thành phố Cần Thơ, sau khi tiếp nhận thông tin (bằng cả hình ảnh), ông Hùng Em cho rằng: sẽ cử trực tiếp một đồng chí Phó Cục trưởng Cục QLTT theo dõi và xử lý vụ việc trên.
Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Y Tế ra quyết định thu hồi số công bố mỹ phẩm của Công ty Phương Anh

(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
2
2
2
3