Quảng cáo “chui” tiếp tay doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh?


(CHG) Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính sẽ giúp doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra sân chơi bình đẳng. Tuy nhiên, thời gian qua, có không ít doanh nghiệp sử dụng “chiêu trò” để nhằm gia tăng sự ảnh hưởng, đi ngược lại với chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có vấn đề quảng cáo “chui” – quảng cáo không phép…
Quảng cáo "chui" đu bám cây xanh của thương hiệu CellphoneS khiến gia tăng gian lận và cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. (Ảnh: Nguyễn Long)
Quảng cáo không phép giúp doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh?
Việc quảng cáo “chui” – quảng cáo không phép bước đầu có thể khiến doanh nghiệp gia tăng được sự lan tỏa, đạt mục đích là nhiều người biết tới… Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến hình ảnh của doanh nghiệp xấu hơn khi bị phát hiện và được công khai; cùng với đó là giảm sự tin tưởng của đối tác, mất đi lòng tin về hình ảnh với người tiêu dùng. Ngoài ra, việc quảng cáo “chui” cũng là việc làm gây thất thu thuế, hoặc không đóng thuế… đây là thực tế không ít doanh nghiệp đã mắc phải.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nói về quảng cáo không phép của CellphoneS đu bám cây xanh.
Trả lời về việc doanh nghiệp quảng cáo “chui”, gây thiệt hại, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Hoạt động quảng cáo của CellphoneS giúp tạo cho doanh nghiệp này năng lực cạnh tranh và thâm nhập thị trường dễ dàng hơn. Việc CellphoneS treo quảng cáo trên cây xanh, trong những khu vực có nhiều người qua lại cũng gây ảnh hưởng tới việc lựa chọn và thu hút người tiêu dùng trải nghiệm, sử dụng sản phẩm của nhãn hàng này.
Quảng cáo "bám cột'" thương hiệu CellphoneS trên đường Trần Não, TP. Thủ Đức (chân cầu Bình Triệu). Ảnh: Nguyễn Long
Việc quảng cáo không xin phép của CellphoneS khiến doanh nghiệp này vượt qua "chốt chặn" không phải thực hiện thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo trên băng - rôn, gây ảnh hưởng tới hoạt động quản lý Nhà nước, và trong một số trường hợp có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng, việc CellphoneS lựa chọn địa điểm căng băng rôn quảng cáo trên các cây xanh, tại nơi có nhiều người qua lại, giúp thu hút sự chú ý của rất nhiều người về hình ảnh và sản phẩm đang được quảng cáo. (Ảnh: Nguyễn Long)
CellphoneS lựa chọn địa điểm căng băng - rôn quảng cáo trên các cây xanh, tại nơi có nhiều người qua lại sẽ giúp thu hút sự chú ý của nhiều người về hình ảnh và sản phẩm đang được quảng cáo. Hơn nữa, do không phải qua sự cấp phép hay chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan nhà nước, nên hình thức băng - rôn quảng cáo hoàn toàn do CellphoneS quyết định như kích thước, thông tin, màu sắc, hình ảnh, thời gian quảng cáo…

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng, việc quảng cáo không phép của CellphoneS giúp doanh nghiệp này thu hút khách hàng chưa sử dụng sản phẩm hoặc đang sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp khác có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm của CellphoneS, phần nào tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Cũng theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng, quảng cáo là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng. Do đó, việc quảng cáo của CellphoneS giúp doanh nghiệp này thu hút khách hàng chưa sử dụng sản phẩm hoặc đang sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp khác có thể chuyển sang sử dụng sản phẩm của CellphoneS. Ngoài ra, trong trường hợp sản phẩm được quảng cáo không phù hợp với các quy định của pháp luật, nhưng do không qua xin phép nên vẫn được quảng cáo, sẽ gây ảnh hưởng tới các dòng sản phẩm tương tự, phần nào tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Quảng cáo "chui" thương hiệu CellphoneS đu bám nhiều ngày trên cây xanh ở một công trình đối ngoại. (Ảnh: Nguyễn Long)
Cần sửa Luật Quảng cáo để ngăn quảng cáo không phép
“Với tư cách là một người tiêu dùng, khi bắt gặp những quảng cáo treo ở cây xanh như của CellphoneS hiện nay, tôi sẽ cân nhắc kỹ và tìm hiểu thêm về sản phẩm mà doanh nghiệp này đang quảng cáo trước khi bỏ tiền ra mua, cho dù đang có nhu cầu sử dụng. Thứ nhất, việc quảng cáo này không qua sự "kiểm duyệt" của bất kỳ cơ quan nào, do vậy tính chính xác của quảng cáo này có thể chưa cao. Thứ hai, đây là những sản phẩm có giá trị lớn và là vật dụng cần thiết trong công việc cũng như đời sống sinh hoạt, do vậy, cần cân nhắc thật kỹ, có sự tìm hiểu và so sánh giữa sản phẩm đang được CellphoneS quảng cáo, với các sản phẩm cùng dòng được chào bán bởi các doanh nghiệp nghiệp khác, để từ đó đưa ra quyết định chính xác, tránh tình trạng có khả năng mua phải sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giá thành không đúng với giá thực tế…”, Luật sư Nguyễn Đức Hùng nhấn mạnh.
Sản phẩm băng - rôn quảng cáo sản phẩm thương hiệu CellphoneS đang kinh doanh treo vắt ngang đu bám vào cây xanh đô thị trên đường Trần Phú, quận Hà Đông (Hà Nội).
Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Đức Hùng cũng đưa ra giải pháp chặn cửa những quảng cáo không phép tương tự như của CellphoneS và các thương hiệu Hoàng Hà Mobile… đang thực hiện trong thời gian tới: Để ngăn chặn việc các cá nhân, tổ chức tự ý treo các băng - rôn quảng cáo trên cây xanh như hiện nay, thì việc xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp tối ưu nhất. Mức phạt đối với hành vi này hiện nay được quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Bên cạnh việc phạt tiền, tổ chức, cá nhân treo quảng cáo trên cây xanh còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ quảng cáo.

Băng - rôn quảng cáo sản phẩm thương hiệu CellphoneS đang kinh doanh đu bám vào cây xanh tại vị trí đối diện cổng ra vào Văn phòng Thành ủy Hà Nội ở quận Hà Đông. (Ảnh: Nguyễn Long)
Tuy nhiên, để việc xử phạt những hành vi vi phạm thật sự đi vào đời sống, góp phần ngăn chặn quảng cáo trái phép, gây mất mỹ quan đô thị, thì phía cơ quan chức năng cũng cần sát sao, tăng cường việc kiểm tra để kịp thời phát hiện những sai phạm để tiến hành xử phạt theo đúng quy định pháp luật, tránh tình trạng không xử lý, hoặc xử lý không triệt để, gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
PGS.TS. Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII. (Ảnh nguồn: Internet)
Theo PGS.TS. Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, những “rác” quảng cáo thương hiệu CellphoneS và Hoàng Hà Mobile treo ở cây xanh đô thị mà Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đăng tải vừa qua cho thấy, những quảng cáo này rất mất mỹ quan của thành phố, sẽ mất lòng tin vào sản phẩm.
Băng - rôn quảng cáo sản phẩm thương hiệu CellphoneS đang kinh doanh đu bám cột đèn tại ngã tư Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân. (Ảnh: Nguyễn Long)
Bên cạnh đó, đại biểu Bùi Thị An cũng đưa ra quan điểm để chặn cửa vấn nạn này, đó là cùng với việc tăng cường giám sát, xử phạt vi phạm, buộc đơn vị vi phạm khắc phục hậu quả, cũng cần phải sửa Luật Quảng cáo…
Sau nhiều kỳ đăng tải, đến thời điểm hiện tại cơ bản các thương hiệu Hoàng Hà Mobile, Fptshop, dự án Bất động sản đã gỡ nhiều băng - rôn treo ở cây xanh đô thị. Duy chỉ có băng - rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS là vẫn giữ nguyên không chịu gỡ xuống hoặc bị cưỡng chế. Thậm chí, băng - rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS còn được thay mới cho phù hợp với chiến lược bán hàng của thương hiệu.
Doanh nghiệp quảng cáo đã thay đổi băng - rôn quảng cáo thương hiệu CellphoneS liên tục để làm mới quảng cáo sản phẩm phù hợp với chiến lược kinh doanh. (Ảnh: Nguyễn Long)
Đã tới lúc Hà Nội cần phải mạnh tay hơn với tổ chức đã thực hiện quảng cáo thương hiệu CellphoneS treo băng - rôn ở những khu vực cây xanh đô thị và tại khu vực công trình kỷ niệm quan trọng của đất nước…/.
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3