Tạm giữ gần 6.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc


(CHG) Kiểm tra một kho hàng trên địa bàn, lực lượng chức năng Thái Nguyên phát hiện 5.840 sản phẩm quần áo các loại không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Lực lượng chức năng kiểm tra kho hàng vi phạm.

Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Thái Nguyên (ngày 14/12) phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 4 Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên và Công an thành phố Sông Công đã kiểm tra đột xuất kho hàng của ông C.V.H (SN 1991) tại tổ dân phố Xộp, phường Lương Sơn, TP. Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

5.840 sản phẩm quần áo các loại không rõ nguồn gốc bị phát hiện

Lực lượng chức năng phát hiện có 5.840 sản phẩm quần áo các loại, ước tính trên 250 triệu đồng. Tại thời điểm kiểm tra, ông H. cho biết, số hàng trên ông đặt mua qua điện thoại. Người bán sau đó vận chuyển hàng từ Hà Nội về Thái Nguyên cho ông. Do mua qua điện thoại nên ông không biết người bán hàng, cũng không có bất kỳ giấy tờ hoá đơn gì của lô hàng.

Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số hàng hoá để tiếp tục xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, vào cuối tháng 11, Đội Quản lý thị trường số 7 Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình cũng đã dừng ô tô tải BKS 89K-7279  đang di chuyển theo hướng Bắc  Nam để kiểm tra. Lực lượng chức năng phát hiện và tạm giữ hơn 1.500 đơn vị sản phẩm quần áo trẻ em các loại giả mạo các nhãn hiệu CHANEL, GUCCI, LOUIS VUITTON, DIOR, BALENCIAGA... Trị giá hàng hóa ước tính khoảng 300 triệu đồng.
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3