Tăng cường quản lý, ngăn chặn hành vi gian lận xuất xứ đường nhập lậu


(CHG) Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý các hành vi gian lận xuất xứ mặt hàng đường nhập khẩu. Đồng thời, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẩn tránh để đảm bảo hiệu quả thực thi, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp sản xuất đường.
Kiểm soát mặt hàng đường Thái Lan.
Đường là một trong những mặt hàng được bảo hộ ở mức cao nhất trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, Bộ Công Thương đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như điều hành nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan.
Ngày 1/1/2020, ngay sau khi bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường cho các nước ASEAN, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Hiệp hội Mía đường Việt Nam tiến hành điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu có xuất xứ Thái Lan, cụ thể là áp dụng mức thuế 47,64% có hiệu lực trong 5 năm. Tiếp đó, ngày 1/8/2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1514/QĐ-BTC về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm mía đường nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar với mức thuế tương đương như đường mía nhập khẩu từ Thái Lan.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng đường.
Năm 2022, sau khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với đường nhập khẩu từ Thái Lan và biện pháp chống lẩn tránh với đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đã giảm mạnh. Theo số liệu của cơ quan Hải quan, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan sau khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại giảm từ 1.206.475 tấn (năm 2020) xuống còn 115.358 tấn (năm 2022), tương đương giảm hơn 10 lần.
Các biện pháp mà Bộ Công Thương liên tiếp triển khai thời gian qua đã góp phần ngăn chặn tình trạng nhâp khẩu cạnh tranh không lành mạnh với đường của Việt Nam và bước đầu tạo điều kiện cho ngành mía đường Việt Nam phát triển ổn định, tăng về diện tích và sản lượng cũng như giá thu mua mía cho người nông dân trong hơn 2 năm qua.
Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện các hoạt động phòng vệ thương mại trên cơ sở yêu cầu của ngành sản xuất trong nước, để ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng hóa nhập khẩu nói chung và mặt hàng đường nói riêng theo đúng quy định pháp luật và cam kết quốc tế; tiếp tục triển khai Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 2/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” tập trung vào các hoạt động tăng cường thông tin, kiến thức về các biện pháp phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước; phối hợp với các hiệp hội, đơn vị liên quan theo dõi sát tình hình sản xuất, nhập khẩu để kịp thời có biện pháp phù hợp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước. Đối với các vụ việc điều tra, tiếp tục tiến hành một cách công khai, minh bạch theo đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo ý kiến của tất cả các bên có lợi ích liên quan đều được lắng nghe, đưa ra những kết luận phản ánh chính xác nhất thực tế nhằm ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng hóa nhập khẩu./.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3