Tăng cường xử lý vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan


(CHG) Sau 10 năm thi hành Nghị định 131/2013/NĐ-CP, các điều khoản xử phạt hành chính, hành lang về pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đã có những thay đổi. Vì thế, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan cần đánh giá việc thực hiện Nghị định để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu của đời sống.
                                   
Toàn cảnh Hội nghị về tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị định 131/2013/NĐ- CP về quyền tác giả.
Ngày 07/04, tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Trần Hoàng cho biết: Sau 10 năm thi hành Nghị định 131 và 23 năm kể từ khi ban hành điều khoản xử phạt hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, hành lang pháp lý trong lĩnh vực đã có nhiều thay đổi. Việt Nam đã tham gia một loạt các điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan. 
Trong đó, có Hiệp định CPTPP và EVFTA, gia nhập 2 Hiệp ước và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng là Hiệp ước quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT). Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua năm 2022.
Bên cạnh đó, Nghị định được ban hành kịp thời, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, góp phần cụ thể hoá, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động văn hoá nói chung, góp phần tích cực trong việc đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính trong tình hình mới. Đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, giúp cho các cá nhân, tổ chức hiểu rõ hơn về những hành vi vi phạm hành chính, từ đó có những hành vi ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời, ưu điểm của việc xử lý bằng biện pháp hành chính là cơ chế nhanh, gọn, có tính răn đe và động viên, khích lệ, tạo động lực cho đội ngũ sáng tạo văn hoá nghệ thuật tiếp tục cống hiến, tích cực sáng tạo và phổ biến những tác phẩm có giá trị đến công chúng.
Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự sẽ ít hiệu quả trong những trường hợp không xác định được giá trị của sự sáng tạo. Trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan tại toà án phức tạp, gây tốn kém về thời gian, công sức, tiền bạc cho các chủ thể quyền, khó đáp ứng nhu cầu xác định nhanh và chấm dứt ngay hành vi xâm phạm bản quyền.
Tuy nhiên, việc thực thi Nghị định còn những tồn tại, bất cập, chủ yếu do mức xử phạt đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan còn thấp và mức phạt tiền chỉ dựa vào hành vi, không căn cứ vào mức độ gây thiệt hại của hành vi, chưa có sự phân loại theo đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan bị xâm phạm dẫn đến việc xử phạt vi phạm hành chính chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính răn đe, chưa tương xứng mức độ gây thiệt hại của hành vi đối với một số hành vi vi phạm...
Tại Hội nghị, các đại biểu có những kiến nghị, góp ý một số nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 131/2013/NĐ-CP để phù hợp hơn với tình hình thực tế, như bổ sung các hành vi vi phạm mới phải bị xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Bổ sung hình thức xử phạt với hành vi mới; nâng cao mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm.../.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3