VƯỜN CỦA BÉ bày bán nhiều sản phẩm không nhãn phụ tiếng Việt


(CHG) Mặc dù thời gian vừa qua, cơ quan chức năng liên tục kiểm tra, xử lý những cơ sở kinh doanh các sản phẩm nước ngoài không rõ nguồn gốc, không tem, nhãn phụ tiếng Việt, thế nhưng, tại hệ thống VƯỜN CỦA BÉ vẫn ngang nhiên bày bán tràn lan, vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hàng hóa nhập khẩu.
Kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, việc tìm đến những sản phẩm xách tay, nhập khẩu... cũng là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng Việt Nam, vốn “sính ngoại”, chuộng sử dụng các sản phẩm đến từ nước ngoài như Nhật, Hàn, Úc... thế nên những mặt hàng sản phẩm nước ngoài được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị, hệ thống kinh doanh ngày càng nhiều.
Hiện nay, hàng hóa nước ngoài khi được nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam thì trên sản phẩm sẽ phải có ít nhất hai loại nhãn, bao gồm: Nhãn gốc mang tiếng nước sản xuất và nhãn phụ mang tiếng Việt. Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP cũng quy định: Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của Pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định của nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Tổng đài Chống hàng giả 1900.066.689 (thuộc Quỹ Chống hàng giả) thời gian vừa qua đã nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc: Hệ thống siêu thị mẹ và bé - VƯỜN CỦA BÉ đang bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có tem nhãn phụ tiếng Việt.
Trên website vuoncuabe.vn, hệ thống này giới thiệu có 9 cơ sở tại TP. Hà Nội và đang kinh doanh các sản phẩm dành cho mẹ và bé.
Để làm rõ hơn thông tin bạn đọc phản ánh, trong 2 ngày 28/4/2023 và 05/5/2023, phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã khảo sát tại 2 cửa hàng VƯỜN CỦA BÉ ở địa chỉ số 70 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội và địa chỉ số 15B Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội và nhận thấy, phản ánh của người tiêu dùng thời gian qua là có căn cứ.
Ghi nhận của phóng viên ở thời điểm khảo sát, tại đây đang bày bán các sản phẩm dành cho mẹ và bé gồm: Sữa và thực phẩm chức năng cho trẻ em và người lớn; thực phẩm chức năng dành cho trẻ em; thực phẩm chức năng dành cho người lớn; tã, bỉm, giấy, băng vệ sinh; hóa mỹ phẩm; đồ dùng cho gia đình; đồ dùng, đồ chơi dành cho bé…
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm tại cả 2 cơ sở này đều không có nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn cũng như tìm hiểu thông tin của sản phẩm.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được tại hệ thống siêu thị mẹ và bé - VƯỜN CỦA BÉ:
Cửa hàng VƯỜN CỦA BÉ ở địa chỉ só 70 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
 
Cửa hàng VƯỜN CỦA BÉ ở địa chỉ số 15B Đào Tấn, Hà Nội.
Có thể thấy, những sản phẩm trên mặc dù chi chít chữ nước ngoài nhưng tuyệt nhiên không được dán tem, nhãn phụ bằng tiếng Việt. Như vậy, theo điều 7 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về định của nhãn hàng hóa, hàng nhập khẩu thì các sản phẩm bày bán tại 2 cửa hàng trên đang vi phạm không dán tem, nhãn phụ tiếng Việt, gây khó khăn cho người tiêu dùng về: Nguồn gốc, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, thành phần, chức năng, hạn sử dụng… của sản phẩm.
Đặc biệt, nếu như người sử dụng hiểu sai và dùng sai mục đích của sản phẩm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ.
Ông Hồ Quang Thái, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đảm bảo đúng quy định về nhãn hàng hóa, đặc biệt là đối với hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Thế nhưng, theo kết quả khảo sát, ghi nhận của phóng viên Tạp chí CHG tại cửa hàng VƯỜN CỦA BÉ trên cho thấy, các sản phẩm hàng hóa của hệ thống siêu thị mẹ và bé – VƯỜN CỦA BÉ đang bày bán, trên bao bì sản phẩm hàng hóa ghi bằng tiếng nước ngoài, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam, theo nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định Tại khoản 5 điều 1 (sửa đổi bổ sung điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP); không ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa theo quy định Tại khoản 6 điều 1 (sửa đổi bổ sung điều 12 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP).
Như vậy, các sản phẩm hàng hóa đang bày bán trong hai cửa hàng trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
* Nếu các cửa hàng VƯỜN CỦA BÉ chỉ đơn thuần bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ theo quy định tại khoản 13 điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm. Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
* Nếu các cửa hàng VƯỜN CỦA BÉ có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, theo khoản 06 điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định hàng hóa nhập lậu, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu - Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu; Hoặc nếu đủ các yếu tố cấu thành tội buôn lậu thì sẽ bị khởi tố theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung  năm 2017.
Ngoài ra, trong cửa hàng VƯỜN CỦA BÉ ở địa chỉ số 70 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội và cửa hàng VƯỜN CỦA BÉ ở địa chỉ số 15B Đào Tấn, Hà Nội còn bày bán rất nhiều sản phẩm hàng hóa như sữa, tã, bỉm, khăn ướt, dầu gội, dầu xả, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, nước giặt…; các đồ dùng cho bé như đồ ăn dặm, thời trang và phụ kiện cho bé… Theo quy định tại phụ lục l (kèm theo nghị định số 111/2021/NĐ-CP) đây là những mặt hàng bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa, ví dụ:
* Đối với nhóm hàng hóa là Thực phẩm: a) Định lượng; b) Ngày sản xuất; c) Hạn sử dụng; d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có); Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế; đ) Thông tin cảnh báo; e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
* Đối với nhóm hàng hóa là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: a) Định lượng; b) Ngày sản xuất; c) Hạn sử dụng; d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng; đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng; e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có); g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
* Đối với nhóm hàng hóa là mỹ phẩm: a) Định lượng; b) Thành phần hoặc thành phần định lương; c) Số lô sản xuất; d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng; đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn; e) Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm; g) Thông tin, cảnh báo.
* Đối với nhóm hàng hóa là Đồ chơi trẻ em: a) Thành phần; b) Thông số kỹ thuật; c) Thông tin cảnh báo; d) Hướng dẫn sử dụng.
*Đối với sản phẩm dệt, may, da, giầy: a) Thành phần hoặc thành phần định lượng; b) Thông số kỹ thuật; c) Thông tin cảnh báo; d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; đ) Năm sản xuất.
* Đối với nhóm hàng hóa là Bỉm, băng vệ sinh, khẩu trang, bông tẩy trang, bông vệ sinh tai, giấy vệ sinh: a) Thành phần; b) Thông số kỹ thuật; c) Hướng dẫn sử dụng; d) Thông tin cảnh báo (nếu có); đ) Tháng sản xuất; e) Hạn sử dụng.
* Đối với nhóm hàng hóa là Khăn ướt: a) Thành phần; b) Thông số kỹ thuật; c) Hướng dẫn sử dụng; d) Thông tin cảnh báo (nếu có); đ) Ngày sản xuất; e) Hạn sử dụng.
Đồng thời, đây còn là những hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định về nhãn hàng hóa (như đã phân tích ở phần trên), doanh nghiệp còn cần phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh đối với mặt hàng đòi hỏi kinh doanh có điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Liệu hệ thống siêu thị Mẹ và bé – VƯỜN CỦA BÉ đã đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng mặt hàng đòi hỏi kinh doanh có điều kiện chưa?
Ví dụ: Đối với sản phẩm hàng hóa là mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại Luật số 03/2016/QH14 về danh mục ngành nghề kinh doanh cần có điều kiện nhất định và theo điều 3 tại Nghị định 93/2016/NĐ-CP, như sau:
* Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm
- Có giấy phép kinh doanh hợp pháp: Theo đó để được cấp giấp phép kinh doanh hợp pháp thì cá nhân, chủ doanh nghiệp/người đại diện phải trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi nhân sự. Đồng thời, phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động buôn bán mỹ phẩm...
- Về giấy phép kinh doanh phải có mã ngành là 4772 với nội dung buôn bán mỹ phẩm.
- Có địa chỉ kinh doanh rõ ràng và có đội ngũ nhân sự, người lao động cụ thể.
- Đối với trường hợp kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu hợp pháp thì cần chắc chắn và đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc, xuất xứ của từng loại. Thep quy định của nhà nước thì tất cả các loại hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện:
+ Được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố hóa mỹ phẩm còn hiệu lực, được phép nhập khẩu vào Việt Nam.
+ Có thủ tục nhập khẩu rõ ràng tại cơ quan Hải Quan theo quy định.
+ Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa mỹ phẩm cần xuất trình đầy đủ hồ sơ, giấy tờ mua bán với cơ quan Hải quan, trong đó bao gồm phiếu công bố hóa mỹ phẩm đa được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.
- Đối với các loại hàng hóa mỹ phẩm lưu hành trong thị trường Việt Nam phải thì cần đáp ứng thêm một số các điều kiện gồm:
+ Hàng hóa mỹ phẩm lưu hành tại Việt Nam được dán nhãn hiệu giống như hồ sơ gửi tới Bộ Y tế, tuyệt đối không sang chiết hay thay đổi vỏ hộp.
+ Nhãn hiệu hàng hóa mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền ở Việt Nam.
Nếu các cửa hàng VƯỜN CỦA BÉ có hành vi vi phạm đối với việc kinh doanh các mặt hàng có điều kiện gồm: Không ghi những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa và có hành vi vi phạm trong việc kinh doanh các mặt hàng có điều kiện... thì tùy theo tính chất, mức độ hành vi và giá trị hàng hóa vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy định pháp luật khác có liên quan, kèm theo hình phạt bổ sung.
Sau khi thực hiện khảo sát, phóng viên của Tạp chí CHG đã nhiều lần liên hệ tới hệ thống cửa hàng VƯỜNG CỦA BÉ nhưng chưa nhận được thông tin phản hồi. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Thiết nghĩ, trước thực trạng trên, rất mong các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường sớm vào cuộc tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất và theo chuyên đề nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi buôn bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3