Xét xử 13 bị cáo vận chuyển trái phép hơn 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài


(CHG) Toàn án Nhân dân TP. Hà Nội (ngày 21/12) đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 13 bị cáo trong vụ “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” với số tiền hơn 30.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Các bị cáo bị xét xử tại phiên tòa gồm: Nguyễn Thị Nguyệt (sinh năm 1985), Phạm Anh Tuấn (sinh năm 1984), Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 1985), Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1988), Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1979), Nguyễn Văn Thực (sinh năm 1979), Nguyễn Thị Thúy (sinh năm 1974), Nguyễn Minh Khang (sinh năm 1995) và Phạm Việt Hùng (sinh năm 1991), đều trú quận Tây Hồ, Hà Nội; Phạm Hữu Thuật (sinh năm 1981, quê Quảng Ninh); Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1998), Nguyễn Xuân Tươi (sinh năm 1969, quê Hải Dương) và bị cáo Phạm Hồng Hạo (sinh năm 1967, quê Hà Nam).
Theo cáo trạng, năm 2016, Nguyễn Thị Nguyệt đã mua hồ sơ tạm nhập, tái xuất của Phạm Hữu Thuật (Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu Đại Phát và Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu Đại Phát) để hợp thức hóa pháp nhân rồi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài.
Để thực hiện các phi vụ, vợ chồng Nguyệt lập ra 3 doanh nghiệp và 8 công ty “ma”. Thông qua các doanh nghiệp này, các đối tượng đã hợp thức hồ sơ dưới dạng tạm nhập tái xuất. Tiếp đó, cấu kết với một số nhân viên ngân hàng có chi nhánh ở Móng Cái (Quảng Ninh) thực hiện chuyển tiền.
Từ năm 2016-2020, Nguyệt và đồng bọn nhiều lần vận chuyển trái phép tổng số tiền 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài. Qua đó, Nguyệt thu lời bất chính gần 30,5 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, bị can khai số tiền hưởng lợi trên đã được chi trả cho hoạt động của các công ty, mua hàng, vận chuyển hàng hóa và chi tiêu cá nhân hết. Tuy nhiên, gia đình các bị can đã tự nguyện nộp 2,9 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Đến tháng 12/2020, đường dây vận chuyển trái phép tiền tệ quy mô lớn này đã bị Công an Hà Nội triệt phá thành công. Cơ quan tố tụng xác định, các đối tượng có liên quan đến việc chuyển tiền cho Nguyễn Thị Nguyệt là chủ một số doanh nghiệp, trong đó có nhiều chủ tiệm vàng ở Hà Nội, chủ doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh nên đã tách rút tài liệu liên quan để tiếp tục điều tra và xử lý sau.
Đến ngày 21/12/2022, Toàn án Nhân dân TP. Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 13 bị cáo trong vụ án trên.
Còn lại: 1000 ký tự
Bộ Y Tế ra quyết định thu hồi số công bố mỹ phẩm của Công ty Phương Anh

(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử lý 01 cơ sở kinh doanh điện thoại, linh kiện điện tử,…

(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…

Xem chi tiết
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
2
2
2
3