(CHG) Theo quyết định 319/QĐ-TTg của của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử (TMĐT) đến năm 2025, 100% cá nhân, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử được phổ biến pháp luật.
Quyết định nêu rõ, đây là một trong những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm.
Ngoài ra, tại Quyết định 319/QĐ-TTg còn thực hiện các mục tiêu khác đến năm 2025 như; Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa trong hoạt động TMĐT.
Phổ biến pháp luật cho 100% cá nhân, tổ chức kinh doanh TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Phát triển hạ tầng, cải tiến công nghệ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để quản lý tập trung, xuyên suốt, đồng bộ phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.
100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT.
100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả.
100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.
Rà soát, hệ thống hóa và tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng; phát triển hạ tầng, thiết bị phục vụ công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.
Bảo đảm hoạt động TMĐT minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững tại Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện các nội dung của Đề án; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo xử lý những vấn đề phát sinh, vướng mắc, những vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, địa phương.
Bộ Công Thương chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Đề án; phối hợp các bộ, cơ quan rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để quản lý việc bán hàng trên môi trường TMĐT, đặc biệt đối với các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; phối hợp với các bộ, cơ quan xây dựng các văn bản, quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt của các lực lượng được giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong các nghị định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan; tăng cường chế tài, biện pháp xử phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả, đặc biệt đối với các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Nguồn: Bộ Công Thương
0
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam
(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.
Xem chi tiết