Địa danh và Thương hiệu hàng hóa


(CHG) Trong các thương hiệu hàng hóa, có một loại thương hiệu hàng hóa được gắn với địa danh cụ thể, là tên vùng để sản xuất ra hàng hóa đó. Đặc thù của những sản phẩm này có thể là từ những nguyên liệu đặc biệt của nơi đã sản xuất ra sản phẩm hay do công nghệ, phương thức sản xuất có tính độc đáo, riêng biệt mà vùng khác không có hoặc bởi chất lượng sản phẩm đặc biệt mà sản phẩm tương tự của các vùng khác không thể so sánh nổi.
Hiện nay, việc quan tâm đến địa danh và các vấn đề liên quan còn chưa đầy đủ, ngay cả những tài liệu, giáo trình phổ thông đề cập đến những vấn đề trên một cách toàn diện cũng rất ít, trong khi trong thực tế cuộc sống, giao tiếp và hội nhập hàng ngày thì vấn đề địa danh và yêu cầu chuẩn hóa là vấn đề có tính phổ biến, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực trong xã hội.
Trong các thương hiệu hàng hóa, có một loại thương hiệu hàng hóa được gắn với địa danh cụ thể, là tên vùng để sản xuất ra hàng hóa đó. Đặc thù của những sản phẩm này có thể là từ những nguyên liệu đặc biệt của nơi đã sản xuất ra sản phẩm hay do công nghệ, phương thức sản xuất có tính độc đáo, riêng biệt mà vùng khác không có hoặc bởi chất lượng sản phẩm đặc biệt mà sản phẩm tương tự của các vùng khác không thể so sánh nổi.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cùng với nhóm chuyên gia về địa danh của Liên hợp quốc (UNGEGN) đã nhìn thấy trước việc tranh chấp thương hiệu loại này, thậm chí sẽ dẫn đến việc tranh chấp lãnh thổ. Do vậy, họ đã khuyến khích các nước đăng ký thương hiệu hàng hóa gắn với địa danh cụ thể (chỉ dẫn địa lý) và bảo hộ cho những thương hiệu đã được đăng ký.
Việc tranh chấp các thương hiệu hàng hóa diễn ra hết sức phức tạp, không chỉ ở bình diện địa phương mà còn ở trên thị trường quốc tế.
Sau đây xin giới thiệu mối quan hệ giữa địa danh và thương hiệu hàng hóa qua thực tiễn.
Mới năm 2007, câu chuyện tranh chấp thương hiệu Champagne - tên một loại rượu vang nổi tiếng thế giới đến mức ở Việt Nam nó được hiểu như một danh từ chung: "Sâm panh" - được báo chí thế giới quan tâm. Chuyện rằng, Champagne là tên của hai ngôi làng thuộc hai quốc gia Pháp và Thụy Sĩ, sát biên giới nhau. Từ nhiều thế kỷ trước, dân làng Champagne của cả hai nước đều có nghề trồng nho và cất rượu vang giống nhau. Để phân biệt chuyện trùng hợp có tính chất lịch sử này, người ta gọi ngôi làng Champagne của Thụy Sĩ là "Champagne nhỏ" còn của Pháp là "Champagne lớn".
Địa danh Champagne đã được lấy tên cho loại rượu nổi tiếng.
Chuyện trở thành rắc rối từ cách đây hơn 30 năm khi thương hiệu Champagne trở nên quá nổi tiếng, cuộc tranh chấp tên gọi (thương hiệu) một loại rượu vang của hai quốc gia này nổ ra và phân xử chuyện này cuối cùng là Tòa án Liên minh Châu Âu.
Người Thụy Sĩ đã thua trong cuộc chơi thương hiệu này, dù cái tên làng Champagne của họ từng tồn tại từ thế kỷ thứ IX. Nguyên nhân Thụy Sĩ thua kiện là: cả 2 loại rượu vang sản xuất từ hai làng mang tên Champagne được bán ra thị trường về cơ bản chất lượng như nhau, nhưng có thời kỳ làng Champagne của Thụy Sĩ dùng những tên gọi khác cho sản phẩm của mình như Bonvillars, Corcelles... Khi rượu Champagne bắt đầu tạo tiếng vang trên thị trường thế giới, người Pháp đã nhanh chân đăng ký nhãn hiệu cho rượu vang vùng Champagne của mình. Lúc người Thụy Sĩ ý thức ra rằng cái tên làng Champagne đã trở thành tài sản quý, thì mọi sự đã muộn. Lý lẽ của người Thụy Sĩ đi kiện là không có luật lệ quốc tế hay quy định nào của Châu Âu quy định rằng nhà sản xuất không được phép đặt tên sản phẩm theo tên địa danh nơi họ đang sống, Thụy Sĩ có làng Champagne thì họ có quyền lấy tên Champagne cho loại rượu của mình.
Còn lý lẽ của Tòa án Liên minh Châu Âu là với một loại sản phẩm thì chỉ có một thương hiệu. Làng Champagne của Pháp được quyền sử dụng cái tên này vì người Pháp đã đăng ký nó thành nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1974.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao chứng nhận Nghề làm nước mắm Phú Quốc là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc (Ảnh: theo Báo Nhân Dân)

Ở Việt Nam, các thương hiệu sản phẩm cũng thường được gắn theo tên địa danh và có một số sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài, có nhiều triển vọng phát triển thì có một số công ty nước ngoài lợi dụng chiếm tên, thương hiệu thậm chí tìm cách đăng ký bảo hộ các thương hiệu đó trên thị trường quốc tế.
Trường hợp nước mắm Phú Quốc là một điển hình. Nước mắm Phú Quốc có hương vị thơm ngon rất đặc trưng do sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu cá cơm với bí quyết gia truyền của các cơ sở sản xuất nước mắm trên đảo. Sản xuất nước mắm là nghề thủ công truyền thống lâu đời của cư dân huyện đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, để mua được một chai nước mắm chính hiệu Phú Quốc không dễ chút nào. Bởi thương hiệu nước mắm Phú Quốc đã và đang bị lạm dụng để sử dụng nhãn tại nhiều địa phương trong cả nước, kể cả nước láng giềng Thái Lan cũng "chôm" luôn thương hiệu này.
Trước tình hình đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc khẳng định thương hiệu nước mắm Phú Quốc, tháng 10/2008, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định Quy định việc quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý  Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm. Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm (gọi tắt là chỉ dẫn địa lý) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ Phú Quốc và có danh tiếng, chất lượng đặc thù do điều kiện tự nhiên và bí quyết sản xuất của người dân Phú Quốc quyết định. Khi một nhà thùng được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, thì được gắn tem bảo hộ lên sản phẩm; lưu thông, chào bán, quảng bá sản phẩm, phân phối sỉ và lẻ.
Lô hàng được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý phải đồng nhất về chất lượng, được đóng gói tại Phú Quốc và phân phối trực tiếp đến khách hàng. Việc chứng nhận lô hàng do Ban Kiểm soát nước mắm thuộc Hội nước mắm Phú Quốc chịu trách nhiệm thực hiện.

Vừa qua, Hội nước mắm Phú Quốc đã tổ chức hội thảo nhằm tìm biện pháp triển khai thực hiện quy định sử dụng chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc cũng quy định cụ thể, chi tiết về vùng khai thác, loại nguyên liệu, tỉ lệ cá tạp (ngoài cá cơm) không quá 15%, dụng cụ chế biến và vật liệu sản xuất dụng cụ, phương pháp chế biến, các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ghi nhãn và kỹ thuật bảo quản...
Như vậy, việc sớm triển khai áp dụng quy định chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm rõ ràng là giải pháp hữu hiệu và bền vững để bảo vệ thương hiệu cho loại đặc sản nổi tiếng này. Quy định đã có, tổ chức thực hiện đã hình thành, các nhà thùng nước mắm cũng được đồng tình, ủng hộ, hi vọng trong tương lai không xa, thương hiệu nước mắm Phú Quốc sẽ được trả lại đúng xuất xứ và chất lượng vốn có của mình.
Sau 3 năm thực hiện các thủ tục, mới đây, thương hiệu nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) được Ủy ban Châu Âu (EC) cấp quy chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên hiệp Châu Âu (EU). Bà Nguyễn Thị Tịnh, Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc cho biết, với chứng nhận bảo hộ này, sản phẩm nước mắm Phú Quốc sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường.

Theo Bộ Công Thương, nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được bảo hộ ở cả 28 nước EU. Việc bảo hộ tên gọi xuất xứ tại EU đã nâng cao uy tín thương hiệu nước mắm Phú Quốc của Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả nước mắm Phú Quốc tại thị trường EU… và mở đường cho việc đăng ký độc quyền các mặt hàng nông sản tiềm năng khác của Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Hội Nước mắm Phú Quốc cho biết, hiện Hội đang chuẩn bị kiện các nhà sản xuất nước mắm ở Thái Lan làm giả nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc bán ở Châu Âu. Các nhà sản xuất ở Thái Lan chưa đăng ký độc quyền nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc tại thị trường nào, kể cả tại Thái Lan. Song song đó, hội cũng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận bảo hộ thương hiệu nước mắm Phú Quốc tại các thị trường Thái Lan, Hồng Kông…


Khách du lịch tới thăm quan một cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc. (Ảnh: theo HQ.online)
Theo số liệu của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam có hàng ngàn loại nông sản có khả năng đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhưng đến nay mới có 35 sản phẩm được đăng ký ở Việt Nam như: nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng, thanh long Bình Thuận, gạo tám xoan Hải Hậu, vải thiều Thanh Hà… Trong số 35 sản phẩm này, mới chỉ có 3 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý được đăng ký ở nước ngoài. Theo các chuyên gia kinh tế, thật ra, việc đăng ký không quá khó bởi thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc…
Nhìn ra nước ngoài, hiện nay chính phủ Thụy Sĩ vừa đề nghị ban hành luật mới nghiêm ngặt hơn, hạn chế việc sử dụng thương hiệu Thụy Sĩ. Chính phủ nước này cho biết, sản phẩm và dịch vụ Thụy Sĩ có tiếng tốt trong và ngoài nước, thương hiệu Thụy Sĩ được coi là biểu tượng đáng tin cậy, chất lượng cao và vì vậy các trường hợp lạm dụng thương hiệu Thụy Sĩ ngày càng gia tăng. Hiện tượng giả mạo thương hiệu Thụy Sĩ ở một số nước đem đến nhiều rắc rối, thua thiệt cho các nhà sản xuất của nước này, bao gồm các nhà sản xuất đồng hồ Omega, Rolex, Patex Philippe…
Chính phủ Thụy Sĩ đang chỉnh đốn tình trạng lạm dụng thương hiệu để sản phẩm Thụy Sĩ phải là sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành còn quá nhiều lỗ hổng trong việc xem xét trường hợp nào được quyền dán hai chữ “Thụy Sĩ” lên sản phẩm hoặc dịch vụ trong quá trình quảng bá. Luật mới quy định sản phẩm được dán nhãn hiệu Thụy Sĩ phải có 60% chi phí sản xuất trong nước; với thực phẩm chế biến, phải có ít nhất 80% nguyên liệu của Thụy Sĩ, trừ khi Thụy Sĩ không có nguyên liệu như ca cao...
Đối với doanh nghiệp Việt Nam chúng ta, cũng không ít vụ việc thương hiệu đã bị đánh cắp, doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để theo đuổi các vụ kiện nhằm đòi lại thương hiệu. Điển hình như vụ việc chủ nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre đòi lại thương hiệu bị một đối tác ở Trung Quốc làm nhái và đăng ký độc quyền tại quốc gia này. Theo các luật sư, bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài vô cùng quan trọng, vì doanh nghiệp muốn xác lập được thị trường ở nước ngoài thì phải có chiến lược tiếp cận và có kế hoạch về nhãn hiệu độc quyền tại thị trường đó. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài, mà chỉ chú trọng đến tiếp thị, bán hàng. Để thành công, các doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề, trong đó không thể bỏ qua hay xem nhẹ việc bảo hộ nhãn hiệu do vai trò của nó đối với các hoạt động kinh doanh và với chính doanh nghiệp như một loại tài sản trí tuệ có giá trị.
Nhân đây cũng xin nói rõ về địa danh Buôn Mê Thuột và cà phê Buôn Mê Thuột của Việt Nam bị Trung Quốc tranh cướp thương hiệu. Đó là sự kiện thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột của tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) đã bị Công ty Guangzhou Buonmathuot coffee Co.Ltd (Quảng Châu - Trung Quốc) đăng ký độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Hiện Đắk Lắk vẫn đang trong giai đoạn khiếu kiện với Trung Quốc, bởi vì phía Trung Quốc không hề có địa danh Buôn Mê Thuột và cơ sở để Việt Nam khiếu kiện là dựa vào địa danh Buôn Mê Thuột thuộc tỉnh Đắk Lắk của Việt Nam. Việc tranh chấp, khởi kiện đòi lại thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam có một chứng cứ căn bản, đó là tên địa danh, vùng đất được khai thác và sản xuất ra sản phẩm mang thương hiệu đó, nằm trong chỉ dẫn địa lý và trong trường hợp chúng ta đã có danh mục địa danh chính thống đã ban hành và trình nộp Liên hợp quốc thì đó là những chứng cứ có giá trị rất cao.
Những vụ việc như vừa nêu là ví dụ sinh động về việc bảo vệ thương hiệu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp của chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến việc bảo hộ nhãn hiệu, làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với các hiện tượng làm hàng giả, hàng nhái, chưa có những hoạt động tích cực hướng đến việc đảm bảo quyền của mình đối với nhãn hiệu. Chỉ khi nhãn hiệu của mình đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt, khi đó mới “bừng tỉnh” và thay đổi cách tiếp cận với việc bảo hộ nhãn hiệu.
Thiết nghĩ, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn đối với việc bảo hộ nhãn hiệu, bảo vệ thương hiệu, kết hợp chặt chẽ với việc xây dựng thương hiệu của chính doanh nghiệp mình với địa lý hành chính. Coi việc bảo hộ nhãn hiệu như bảo vệ loại tài sản trí tuệ cho việc phát triển tương lai. Nếu không quan tâm và làm chặt chẽ vấn đề này, khi thương hiệu đã bị đánh cắp, bị chiếm đoạt… doanh nghiệp sẽ phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để theo đuổi các vụ kiện để đòi lại thương hiệu, nhưng không nhiều trường hợp doanh nghiệp đòi lại thành công thương hiệu của... chính mình.

Nguồn: viết

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Phước: Tăng cường hợp tác để góp phần gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Lào

(CHG) Sau gần 10 năm thành lập, thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác với các đoàn hội và địa phương của nước bạn Lào, Hội hữu nghị Việt – Lào tỉnh Bình Phước đã góp phần rất lớn vào mối quan hệ hữu nghị Việt – Lào phát triển lớn mạnh.

Xem chi tiết
TP.HCM: Nút giao thông An Phú cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục còn vướng mắc

CHG - Đó là yêu cầu đã được Chủ tịch UBND TP.HCM – Phan Văn Mãi đưa ra trong buổi đi thực tế kiểm tra tiến độ thi công dự án nâng cấp đường Lương Định Của và nút giao thông An Phú (Tp.Thủ Đức).

Xem chi tiết
Bà rịa – Vũng tàu: Vốn đầu tư nước ngoài ngay Quý I đã tăng kỷ lục

(CHG) - Số liệu từ Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, kết thúc quý I/2024, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh đạt vượt cả năm 2023, với hơn 1,5 tỷ USD.

Xem chi tiết
Savills so sánh các thị trường BĐS thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

(CHG) - Một bản báo cáo chi tiết về giá thuê, phí quản lý và các mức thuế của chính phủ tại một số các BĐS trọng điểm, thuộc các thành phố khác nhau khu vực Châu Á, đã được khảo sát Prime Benchmark - Xác định quy chuẩn giá thuê do Savills Châu Á – Thái Bình Dương thực hiện vừa được công bố.

Xem chi tiết
Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật đội ngũ luật sư khu vực phía Nam

(CHG) - Hôm 1/4, nhằm góp phần hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới, Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với UNDP (Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc) tổ chức lớp “Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật cho luật sư, tư vấn viên pháp luật” trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU JULE).

Xem chi tiết
2
2
2
3