Sự phối hợp, vai trò của báo chí và luật sư trong công tác xây dựng, tuyên truyền pháp luật về chống hàng giả và gian lận thương mại


(CHG) Báo chí cung cấp thông tin và lan tỏa nhận thức, yêu cầu chính quyền hành động. Luật sư đóng vai trò tư vấn, đại diện pháp lý và hỗ trợ trong quá trình điều tra và truy tố, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Nhà báo và Luật sư cùng góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh.


Ths Nguyễn Thị Thu Hoài - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Chống hàng giả và gian lận thương mại

Vấn nạn hàng giả và gian lận thương mại
Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong quý I/2023, các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 28.028 vụ việc vi phạm (giảm 11,24% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, phát hiện, bắt giữ 1.345 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (tăng 68,34% so với cùng kỳ năm 2022); 25.595 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế (giảm 14,54% so với cùng kỳ năm 2022); 1.088 vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ (tăng 30,93% so với cùng kỳ năm 2022); thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3.387 tỷ đồng (tăng 76,66% so với cùng kỳ năm 2022); khởi tố hình sự 278 vụ/679 đối tượng.
Với những thủ đoạn và phương thức hết sức tinh vi, lợi dụng các kẽ hở trên các sàn thương mại điện tử, đánh lạc hướng các lực lượng chức năng, các đối tượng đã thực hiện rất nhiều phi vụ, có những vụ việc vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính. 
Tuy nhiên, với những con số nêu trên, có thể thấy rằng, so với cùng kỳ năm trước, số vụ việc vi phạm đã giảm, số lượng các vụ việc được xử lý tăng cao. Đây là một thành công đáng kể trong công tác chống hàng giả và gian lận thương mại. Đặc biệt phải kể tới vai trò của báo chí và luật sư, nhờ phát huy vai trò của mình và kết hợp, hỗ trợ lẫn nhau, đã góp phần tích cực, nâng cao hiệu quả trong công tác chống hàng giả và gian lận thương mại. 

Vấn nạn hàng giả, gian lận thương mại ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Sự phối hợp của báo chí và luật sư trong công tác xây dựng, tuyên truyền pháp luật về chống hàng giả và gian lận thương mại là rất quan trọng, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. 
Báo chí có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề hàng giả và gian lận thương mại. Các bài báo, bài viết, phóng sự, và các phương tiện truyền thông đã giúp cho thông tin được lan truyền rộng rãi, tạo sự nhận thức và góp phần nâng cao cảnh giác cho người dân về hàng giả, hàng nhái và các hành vi gian lận thương mại trên thị trường. Những thước phim, phóng sự quay cận cảnh các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, những loại thực phẩm chức năng được đựng trong bao nilon … đều được các nhà báo, phóng viên thu thập, tổng hợp và kịp thời đưa các hành vi vi phạm pháp luật này ra ánh sáng. Đây là những bằng chứng xác thực nhất giúp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều tra và xử lý đối với các hành vi vi phạm. 
Còn đối với luật sư, một trong những trách nhiệm xã hội của luật sư đó là tư vấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật. Trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại, luật sư đóng vai trò quan trọng, tư vấn, tuyên truyền trong cộng đồng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trực tiếp tham gia, giải quyết các vụ việc về hàng giả, về gian lận thương mại. Ngoài ra, với trách nhiệm xã hội của mình, luật sư cũng đưa ra những cảnh báo pháp lý để người dân hiểu, điều chỉnh hành vi của mình trong các hoạt động thương mại, nhằm hạn chế rủi ro trong các giao dịch kinh doanh. 
Bên cạnh trách nhiệm xã hội của mình, trong quá trình hành nghề, luật sư cũng tham gia vào quá trình điều tra, truy tố, xét xử trong các vụ án liên quan tới hàng giả và gian lận thương mại, luật sư thu thập chứng cứ, phân tích, đưa ra đề xuất các biện pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả trong việc kiểm soát và xử lý các hoạt động, các hành vi vi phạm tới cơ quan có thẩm quyền, cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu, xem xét, xử lý kịp thời. 
Sự hợp tác giữa Nhà báo – Luật sư tạo nên hiệu quả xã hội
Sự phối hợp giữa báo chí và luật sư trong công tác xây dựng, tuyên truyền pháp luật về chống hàng giả và gian lận thương mại, theo chúng tôi là thật sự cần thiết. Báo chí cung cấp thông tin và lan tỏa nhận thức, tạo áp lực công chúng và yêu cầu chính quyền hành động. Luật sư đóng vai trò tư vấn, đại diện pháp lý và hỗ trợ trong quá trình điều tra và truy tố, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà báo và Luật sư cùng góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh.

Sự hợp tác giữa Nhà báo – Luật sư tạo nên hiệu quả xã hội

Báo chí có thể hợp tác với Luật sư để xây dựng nội dung tuyên truyền về chống hàng giả và gian lận thương mại. Luật sư có thể cung cấp thông tin pháp lý chính xác và trao đổi về cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
Báo chí có khả năng tạo ra áp lực công chúng đối với các vụ việc hàng giả và gian lận thương mại. Thông qua việc đưa tin, công bố thông tin, và tạo ra sự quan tâm của đông đảo người dân, báo chí có thể tạo ra áp lực đủ mạnh để yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong môi trường kinh doanh. 
Ngoài ra, thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo, phỏng vấn góc nhìn chuyên gia trong các chương trình về chống hàng giả và gian lận thương mại, luật sư đưa ra các quan điểm pháp lý, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Luật sư và nhà báo cùng tìm giải pháp ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái. 
Hay, dưới ngòi bút của báo chí, các kiến thức pháp lý về hàng giả và gian lận thương mại được đến gần hơn với người dân, với những hình ảnh minh họa chân thực thông qua các phóng sự, các thước phim quay cận cảnh quy trình sản xuất hàng giả, trong đó có cả những sự mạo hiểm để nhằm mục đích mang tới góc nhìn chân thực, đa chiều cho người dân. Luật sư cũng tư vấn các hình thức xử phạt vi phạm, các mức và khung hình phạt tương ứng cho những hành vi vi phạm mà báo chí nêu. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật, từ đó hạn chế được các vụ việc buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. 
Có thể thấy, công tác xây dựng, tuyên truyền pháp luật về chống hàng giả và gian lận thương mại ngày càng được chú trọng. Hy vọng rằng, với những gì báo chí và luật sư đã, đang và sẽ tiếp tục làm, vấn nạn hàng giả và gian lận thương mại sẽ được đẩy lùi, tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh cho các cá nhân, tổ chức./.

Còn lại: 1000 ký tự
Thuế bất động sản là một giải pháp bình ổn giá nhà tại Việt Nam

(CHG) - Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 (theo Luật số 43/2024/QH15) với nhiều thay đổi, hứa hẹn sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường bất động sản (BĐS). Trong đó, việc thay đổi về mức thuế áp dụng cũng đang nhận được nhiều quan tâm rất lớn từ các chuyên gia kinh tế.

Xem chi tiết
Bất động sản tăng trưởng nhờ lực đẩy “gián tiếp” của dòng vốn FDI

(CHG) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 quý đầu năm 2024 tại Việt Nam tập trung vào các địa phương có lợi thế về hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính và năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư như Bắc Ninh, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội…

Xem chi tiết
Nhà ở giá phải chăng - cơ hội cho các chủ đầu tư tại Việt Nam

(CHG) - Chuyên gia Savills Việt Nam đánh giá nhà ở giá phải chăng sẽ là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao, đi kèm với đó là hệ thống hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện và các chính sách hỗ trợ đầu tư hấp dẫn từ Chính phủ.

Xem chi tiết
Nhiều hãng vận tải sẵn sàng hướng tới chuyển đổi xanh

(CHG) - Mới đây, trong buổi gặp gỡ và làm việc với Chủ tịch tập đoàn Vingroup - Ông Phạm Nhật Vượng, đã có nhiều đại diện các hãng xe vận tải cho rằng, vì mục tiêu lớn sẽ sẵn sàng hủy cọc xe xăng để mua xe điện Vinfast.

Xem chi tiết
FDI thúc đẩy căn hộ dịch vụ tăng trưởng ra sao?

(CHG) - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tăng trưởng mạnh trong hai quý đầu của năm 2024, điều này đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản (BĐS), nhất là phân khúc căn hộ dịch vụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3