Quyền của người tiêu dùng: Liệu niềm tin có đặt nhầm chỗ?


(CHG) Câu chuyện “rau sạch rởm lên kệ siêu thị” một lần nữa đang khiến dư luận đặt câu hỏi lớn, rằng: Người tiêu dùng tin vào đâu để biết sản phẩm mình sử dụng là thật hay giả, là sạch hay bẩn? Để giải đáp vấn đề này, Bộ Công thương mới đây đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam với chủ đề “Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn” nhằm lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.
Tiêu dùng an toàn
Trong chuỗi cung ứng sản phẩm ra thị trường, siêu thị đóng vai trò trung gian giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp. Danh tiếng và uy tín của siêu thị dựa phần lớn vào việc sản phẩm được bày bán là hàng thật, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nhưng sự việc rau sạch “rởm” gần đây xảy ra tại Winmart và Tiki Ngon với lời giải thích từ chủ các siêu thị về “sự trung thực” của nhà cung cấp đã khiến người tiêu dùng hoang mang.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng nhà cung cấp thu mua rau tại chợ đầu mối về làm sạch, đóng gói và dán nhãn rau an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP và cung cấp cho các đơn vị bán lẻ. Cách đây vài năm, Đoàn kiểm ta liên ngành của thành phố Hà Nội đột xuất kiểm tra và phát hiện Hợp tác xã rau an toàn Đạo Đức (xã Vân Nội, huyện Đông Anh) đang thu mua rau trôi nổi ở các chợ đầu mối (bao gồm cả rau, quả có nguồn gốc từ Trung Quốc), làm sạch và đóng gói, đưa vào các siêu thị, bếp ăn tập thể, trường học trên địa bàn Hà Nội. Sự việc này khiến tất cả các đơn vị trên địa bàn thủ đô sử dụng thực phẩm phải xem lại nguồn cung cấp cho mình. 
Mặc dù ngay sau đó, thành phố Hà Nội đã lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, chấn chỉnh lại việc thu mua hàng hóa, thực phẩm cung cấp cho các nhà hàng, bếp ăn, siêu thị... nhưng vụ việc khi đó đã làm cho người tiêu dùng một phen “khủng hoảng niềm tin” đối với các nhà cung cấp thực phẩm trên thị trường Hà Nội. 
Trong một thời gian dài, thị trường thực phẩm của thủ đô tương đối ổn định; lý do chính để người tiêu dùng thay đổi thói quen mua rau chợ bằng mua rau siêu thị, phần lớn là vì tin rằng, rau ở siêu thị là rau sạch, có tem nhãn thương hiệu đầy đủ, được siêu thị kiểm định chất lượng nguồn cung nên chấp nhận trả giá cao, miễn là, đảm bảo sức khỏe. Thế nhưng, bây giờ, một lần nữa “niềm tin” của người tiêu dùng lại “khủng hoảng” với việc rau VietGAP rởm lại được chui vào các siêu thị. 
Nếu nhìn vào quy trình kiểm tra, kiểm soát các siêu thị nêu trên, tưởng như rất chặt chẽ, nhưng chúng ta vẫn có thể nhận ra những lỗ hổng để nhà cung cấp đưa rau bẩn vào quầy siêu thị. 
Lỗ hổng chính là ở chỗ, việc kiểm soát ban đầu chỉ hoàn toàn được thực hiện theo kiểu thủ tục hành chính. Việc kiểm định theo mẫu định kỳ chủ yếu tại ruộng trồng rau, quả. Vì vậy, nếu số lượng rau, củ trồng đạt chuẩn không đủ để cung cấp cho thị trường thì nhà cung cấp có thể dễ dàng “tráo hàng” khi thu hoạch, vận chuyển nhưng bên kiểm định của siêu thị lại chưa kiểm soát chặt chẽ vấn đề này.
Theo ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, để tránh những sự việc đáng tiếc nêu trên, cần thực hiện quản trị doanh nghiệp nội bộ chặt chẽ. Trong đó, các siêu thị cần chú trọng quản trị chuỗi cung ứng ngắn, từ đầu vào cho đến khâu nhập hàng; bảo quản trong kho đến sơ chế; tổ chức bán trên quầy, kệ và theo dõi khi đến tay người tiêu dùng. Tức là phải phân công, phân nhiệm cho các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các loại cản phẩm rau, quả, nhất là khâu nhập hàng.
Cùng với đó, các siêu thị cần phải lắng nghe phản hồi của người tiêu dùng qua hòm thư góp ý. Về vấn đề này, Bộ Công thương đã sửa đổi và có quy định cụ thể đối với các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị. 
Hiện nay, ở nước ta, hệ thống siêu thị mới chỉ phục được khoảng 15% nhu cầu hàng tươi sống của người dân; nguồn cung chủ yếu vẫn từ các chợ đầu mối, chợ dân sinh. Do đó, cùng với tập trung nâng cao chất lượng thực phẩm tại siêu thị, cũng cần chú trọng tăng cường chất lượng phục vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với ngành công thương các địa phương.
Theo số liệu của Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, những năm gần đây, ở nước ta, số lượng cơ sở trồng trọt áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, VietGAHP và tương đương tăng nhanh. Năm 2018, có 1.845 cơ sở áp dụng các tiêu chuẩn trên, với diện tích 20.000ha. Năm 2019, số cơ sở tăng lên 1.950, với diện tích 38.600ha. Năm 2020, có 6.045 cơ sở, với 430.000ha. Năm 2021, có 6.211 cơ sở, với 463.000ha. Trong 9 tháng đầu năm 2022, có 8.403 cơ sở, với diện tích là 480.000ha.

 
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam với chủ đề “Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn”. Ảnh minh hoạ
Minh bạch thông tin 
Những năm qua, ở nước ta, chất lượng, an toàn thực phẩm nói chung và sản phẩm rau, quả nói riêng cải thiện còn chậm, không ổn định. Mô hình VietGAP trong trồng trọt, thu hoạch và đưa ra thị trường mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích áp dụng chứ chưa được mở rộng áp dụng với quy mô lớn. Tỷ lệ cơ sở kinh doanh được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc ký kết chưa đạt yêu cầu; vi phạm về an toàn thực phẩm tuy có giảm so với trước đây, nhưng vẫn còn ở mức cao. 
Phân bổ giá trị gia tăng cho phần chuỗi cung ứng nông sản ở Việt Nam còn cao, trong khâu sản xuất còn thấp, thiếu tính ổn định. Chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, cần quản trị chuỗi cung ứng ngắn từ đầu vào cho đến khâu nhập hàng, bảo quản trong kho cho đến sơ chế, tổ chức bán ra và theo dõi bán ra tới khi đến tay người tiêu dùng. Đồng thời phải xem lại quy chế về trung tâm thương mại, siêu thị mà Bộ Công thương đã sửa đổi, bổ sung quy định về vấn đề này.
Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trước tiên các cơ quan quản lý, siêu thị cần chủ động kiểm tra chéo, quản trị tốt quy trình nhập, xuất hàng,... quy trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu các bộ phận.
Đối với các cơ quan như Hiệp hội bán lẻ, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sở Công thương các tỉnh, thành cần phát động phong trào “Phục vụ tốt, phục vụ văn minh, phục vụ có đạo đức” trong hệ thống siêu thị. Muốn dẫn dắt thị trường thương mại thì siêu thị phải làm tốt trước.
Về phía người tiêu dùng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ra đời nhiều năm, có sửa đổi, bổ sung quy định 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng. Trong đó, có quyền được kiểm tra, quyền được giám sát, quyền được khiếu nại, quyền được bảo vệ… Vì vậy, người tiêu dùng cần hiểu được quyền lợi của mình, cùng với đó cần tìm đến những địa chỉ bán hàng có gắn thương hiệu (có gắn sao), hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ và bộ phận chăm sóc khác hàng để mua hàng.
Hiện nay, VietGAP là một trong những “chứng nhận chất lượng” được người tiêu dùng lựa chọn khi vào siêu thị mua rau, quả do mức giá không quá cao so với rau hữu cơ và được đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm bởi cơ quan quản lý. Sự việc rau VietGAP rởm đã khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào thương hiệu. Chính vì vậy, để khắc phục vấn đề này, giải pháp trước mắt là các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch phải cắt hợp đồng với các nhà cung cấp “rởm”, rút hàng khỏi quầy kệ, chờ điều tra xác minh, làm rõ.
Mới đây, Bộ Công thương đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam với chủ đề “ Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn”. Với chủ đề trên, Bộ Công thương kêu gọi, động viên, khuyến khích các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp cần chủ động tổ chức các hoạt động hoặc lồng ghép, đưa vào hoạt động chuyên môn, hoạt động kinh doanh các nội dung nhằm tăng cường quyền lợi cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra thị trường, đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng, kiên quyết xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Việc xây dựng được niềm tin với người tiêu dùng đã khó, giữ được niềm tin còn khó hơn. Nếu còn tình trạng nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng, điều đó sẽ làm nông sản Việt không chỉ đánh mất thị trường nội địa, mà còn ảnh hưởng không nhỏ cả thị trường xuất khẩu. 
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3