Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh


Đề tài Khám phá các nhân tố thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngành Kinh tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Thị Hồng Nguyệt - ThS. Nguyễn Thị Bích Duyên - ThS. Lê Quang Huề (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

TÓM TẮT:

Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên nhằm giúp sinh viên tăng cường sự chia sẻ tri và ngày càng lĩnh hội được nhiều tri thức nhất có thể. Nghiên cứu đề cập đến các tiền tố của hành vi chia sẻ tri thức, bao gồm: (1) công nghệ thông tin, (2) niềm tin vào tri thức bản thân, (3) cơ chế khuyến khích, khen thưởng và (4) làm việc nhóm. Nghiên cứu phân tích dữ liệu của 316 sinh viên khối ngành Kinh tế đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, tất cả các yếu tố được đề cập đều có tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của sinh viên, tuy nhiên, mức độ tác động là khác nhau. Trong đó, niềm tin vào tri thức bản thân là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất, kế tiếp là yếu tố làm việc nhóm và cơ chế khuyến khích, khen thưởng. Dựa trên kết quả phân tích, một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên được đề xuất.

Từ khóa: hành vi chia sẻ tri thức, niềm tin vào tri thức, hoạt động nhóm, công nghệ thông tin, chế độ khen thưởng, sinh viên ngành Kinh tế.

1. Đặt vấn đề

Chia sẻ tri thức là một trong ba hoạt động quan trọng của quản trị trị thức, không chỉ giúp tổ chức có lợi thế cạnh tranh, mà giúp tổ chức ngày càng thành công hơn (Liebowitz and Chen, 2003; Grant, 1996). Theo đó, chia sẻ tri thức giúp người lao động trong tổ chức hoàn thiện và phục vụ tốt hơn cho mục tiêu phát triển của tổ chức và là chủ đề được nhiều người quan tâm (Wang & Noe, 2010). Các nghiên cứu trước cho thấy chia sẻ tri thức không chỉ được nghiên cứu ở các tổ chức kinh tế vì lợi nhuận ((Al-Ammary, 2008; Chatzoglou & Vraimaki, 2009; Ismail Al-Alawi & cộng sự, 2007; Tan & ctg, 2010; Sharratt & Usoro, 2003; Wasko & Faraj, 2000, Wang & Noe, 2010) mà còn được nghiên cứu phổ biến trong các tổ chức giáo dục (Chin Wei và cộng sự, 2012; Majid & Chitra, 2013), đặc biệt là đối tượng sinh viên (Jer Yuen & Shaheen Majid, 2007; Majid & Chitra, 2013; Ong và cộng sự, 2011). Sinh viên là thế hệ tương lai trở thành lực lượng lao động cốt lõi trong giới tri thức, góp phần phát triển tổ chức, đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ sinh viên ngày nay bị ảnh hưởng của môi trường xã hội và sự phát triển bùng nổ của thông tin di động, bị phụ thuộc quá nhiều vào di động có kết nối internet - thế giới trong tầm tay, mà việc lĩnh hội tri thức tương tác trực tiếp giữa người với người ngày càng bị thu hẹp. Chính điều này càng tạo nên tư tưởng biết tất cả nhưng không vận hành được. Vì vậy, việc thúc đẩy chia sẻ tri thức trong sinh viên là hoạt động cần thiết nhằm có những giải pháp giúp sinh viên học tốt và có kết quả vận hành thực tiễn tốt hơn (Chong, Teh, & Tan, 2014; Majid & Chitra, 2013; Ong và cộng sự, 2011).

Tổng quan lý thuyết về chủ đề chia sẻ tri thức cho thấy phần lớn các nghiên cứu thực hiện cho tổ chức kinh tế và một phần cho các tổ chức phi lợi nhuận như trường đại học. Các nghiên cứu này chủ yếu thực hiện ở nước ngoài có điều kiện rất khác với Việt Nam (Zaqout & Abbas, 2012; Ong và cộng sự, 2011). Hơn nữa, một số nghiên cứu về chia sẻ tri thức trong trường đại học chủ yếu thực hiện với đối tượng là giảng viên và nhân viên mà rất ít nghiên cứu về sự chia sẻ tri thức trong sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ tri thức sinh viên; từ đó có những giải pháp đề xuất thúc đẩy sự chia sẻ tri thức trong sinh viên, nhằm giúp sinh viên hoàn thiện bản thân nhiều hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức và phát triển bản thân.

2. Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

2.1. Lý thuyết nền giải thích chia sẻ tri thức

Nhằm giải thích cho hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên, nghiên cứu này áp dụng lý thuyết nền là lý thuyết trao đổi xã hội. Lý thuyết trao đổi xã hội do Homans (1958) khởi xướng, ông cho rằng hành vi chia sẻ tri thức cũng như các kết quả, lợi ích mong đợi của con người đều nằm trong mối quan hệ với môi trường và sự kết nối giữa người với người. Theo đó, sự giao tiếp, trao đổi trong các mối quan hệ về một vấn đề nào đó đều dựa trên lợi ích và chi phí có thể xảy ra trong quá trình trao đổi, trong đó các đối tượng đều nỗ lực cố gắng đạt được lợi ích nhiều nhất với chi phí thấp nhất có thể. Cụ thể, lý thuyết xã hội giải thích các cá nhân thực hiện hành vi chia sẻ tri thức dựa trên những lợi ích kỳ vọng với việc không phát sinh chi phí cho bản thân hoặc chi phí này không đáng kể so với những lợi kỳ vọng - lợi ích kỳ vọng có thể bằng vật chất hoặc phi vật chất thậm chí hành vi chia sẻ tri thức thực hiện chỉ vì niềm tin tích cực về một cộng đồng tích cực.

2.2. Những khái niệm nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Tri thức là một khái niệm phức tạp và chưa có sự thống nhất, tùy theo điều kiện nghiên cứu mà có nhiều định nghĩa khác nhau. Nonaka và Takeuchi (1995) cho rằng, tri thức là một quá trình phát triển nhận thức của con người trong nỗ lực chứng minh niềm tin cá nhân đối với chân lý. Tri thức được tạo ra và lưu trữ trong bộ não mỗi con người, bao gồm kinh nghiệm, giá trị, thông tin và sự hiểu biết thông thái; nếu trong tổ chức thì tri thức có thể tồn tại trong tài liệu, văn bản, nguyên tắc, quy định hay thông lệ của tổ chức (Davenport và Prusak,1998). Tri thức là tài sản có giá trị của người sở hữu nó có vai trò định hướng và hỗ trợ chủ thể ra quyết định (Chaffey và Wood, 2005; Van der Spek và Spijkervet, 1997). Quản trị tri thức là quá trình thu thập, lưu giữ, phổ biến và sử dụng tri thức (Darroch, 2003) bởi cá nhân người lao động (Sunassee và Sewry, 2002) và trong tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau (Díaz Oyarce, 2012). Quản trị tri thức bao gồm 3 giai đoạn, đó là: (1) nắm bắt và tạo ra tri thức, (2) bổ sung và ứng dụng tri thức và (3) chia sẻ và phổ biến tri thức. Chia sẻ tri thức là giai đoạn quan trọng góp phần tạo nên thành công của tổ chức (Liebowitz và Chen, 2003; Gupta và cộng sự, 2000). Chia sẻ tri thức được định nghĩa là hành vi tự nguyện của con người nhằm phân tán hoặc phổ biến tri thức từ người này sang người kia (Ryu và cộng sự, 2003) và từ nhóm người/tổ chức này với nhóm người/tổ chức kia (Gupta và Govindarajan, 2000). Cụ thể, chia sẻ tri thức chính là sự trao đổi sự hiểu biết, kinh nghiệm giữa các cá nhân (Tsui và cộng sự, 2006); nó giúp các thành viên trong tổ chức nâng cao tri thức, kinh nghiệm và năng lực, đặc biệt là năng lực học tập từ đó tạo ra tri thức mới một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí (Geraint, 1998).

Có nhiều nghiên cứu đề cập đến các yếu tố tiền đề ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức giữa các cá nhân trong tập thể (Al-Ammary, 2008; Chatzoglou & Vraimaki, 2009; Ismail Al-Alawi và cộng sự, 2007; Tan và cộng sự, 2010). Các nhân tố mang tính điều hướng có ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức chủ yếu được đề cập là (1) sự ủng hộ của lãnh đạo, (2) yếu tố công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, (3) văn hóa của tổ chức, (4) chế độ động viên, khen thưởng, (5) niềm tin vào tri thức chung, (6) giao tiếp với đồng nghiệp, (7) sự gắn kết và (8) làm việc nhóm, (9) việc thực hành tuyển dụng và tuyển chọn (Mat và cộng sự, 2016; Tan và cộng sự, 2010; Chatzoglou & Vraimaki, 2009; Al-Ammary, 2008; Ismail Al-Alawi và cộng sự, 2007; Lin, 2007). Các nghiên cứu về chia sẻ tri thức trong lĩnh vực giáo dục cũng cho thấy các nhân tố có tác động đến hành vi chia sẻ tri thức bao gồm sự ủng hộ của cấp trên, chế độ khuyến khích, văn hóa chia sẻ, giao tiếp với đồng nghiệp và công nghệ thông tin (Majid & Chitra, 2013; Ong và cộng sự, 2011; Jer Yuen & Shaheen Majid, 2007). Trên cơ sở kế thừa các kết quả của nghiên cứu trước và nghiên cứu khám phá trong giai đoạn đầu của nghiên cứu này, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh được đề xuất bao gồm: (1) niềm tin vào tri thức bản thân, (2) hoạt động làm việc nhóm, (3) công nghệ thông tin, và (4) cơ chế khuyến khích, động viên. (Hình 1)

Các giả thuyết bao gồm:

H1: Niềm tin vào tri thức bản thân có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên

H2: Hoạt động làm việc nhóm có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên

H3: Công nghệ thông tin có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên

H4: Chế độ khen thưởng, động viên có tác động tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên

chia sẻ tri thức

3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến sinh viên đang học tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, với hình thức google.doc form từ tháng 16/02 đến ngày 30/03/2023. Có tổng số 316 bảng trả lời hợp lệ được tiếp tục nhập liệu và phân tích. Dữ liệu thu thập được đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến dưới sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS 22.0.

4. Kết quả nghiên cứu

Kết quả đánh kiểm tra độ tin cậy thang đo Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá, các thang đo đều đạt độ tin cậy, giá trị phân biệt và tính đơn hướng. Theo đó, các thang đo đạt yêu cầu được tiếp tục thực hiện phân tích hồi quy đa biến. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy giá trị sig = < 0.05 tại tất cả các giả thuyết đề xuất. Bên cạnh đó, các chỉ số giá trị VIF cũng cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyết xuất hiện (VIF < 10). Hơn nữa, chỉ số Durbin-Watson = 2,047 và giá trị F = 62,521 với giá trị sig. = 0,000 càng khẳng định mô hình phù hợp với dữ liệu.

Bảng 1. Chỉ số thống kê theo phân tích mô hình hồi quy đa biến

Biến

độc lập

Hệ số

hồi quy

Hệ số

tiêu chuẩn (Beta)

Mức

ý nghĩa

Thống kê đa cộng tuyến

Tolerance

VIF

NT

0,385

0,152

0,002

0,472

2,605

VN

0,291

0,237

0,000

0,503

1,840

KK

0,202

0,108

0,004

0,461

1,672

CN

0,164

0,146

0,027

0,554

2,329

R² Hiệu chỉnh: 0,689

Thống kê F (ANOVA): 68, 918

Mức ý nghĩa (Sig. của ANOVA): 0,000

Durbin-Watson: 2, 047

                                                                    Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát

Từ kết quả phạn tích dữ liệu hồi quy đa biến cho thấy các giả thuyết đều có ý nghĩa với mức tin cậy 95%. Cụ thể, niềm tin tri thức bản thân (NT) có tác động mạnh nhất đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên chiếm 0,385, kế đến là nhân tố hoạt động làm việc nhóm (VN) có mức tác động 0,291. Tiếp theo là yếu tố chế độ khuyến khích, động viên chiếm 0,202 và cuối cùng là yếu tố công nghệ ở mức 0,164. (Bảng 1)

Như vậy, phương trình hồi quy đa biến cho biến phụ thuộc hành vi chia sẻ tri thức (HVCSTT) trong sinh viên được viết lại như sau:

HVCSTT = 0,385*NT + 0,291*VN + 0,202*KK + 0,164*CN.

5. Kết luận và hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu xác định cả 4 yếu tố, bao gồm: niềm tin vào tri thức bản thân, làm việc nhóm, chế độ khuyến khích động viên khen thưởng và yếu tố công nghệ thông tin đều có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên với mức độ tác động khác nhau. Dựa trên kết quả nghiên cứu, để thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên ngày càng phổ biến và thiết thực nhằm khuyến khích khả năng tự học, tự rèn luyện cũng như khả năng tự giải quyết vấn đề, nâng cao kỹ năng tư duy, sáng tạo và ứng dụng trong thực tiễn, nhà trường, các thầy, cô giáo cần có mục tiêu chung trong định hướng mục tiêu thực hiện các giải pháp thúc đẩy chia sẻ tri thức trong sinh viên. Các giải pháp cụ thể mà nhà trường và thầy, cô giáo có thể xem xét thực hiện cùng lúc hoặc ưu tiên trong từng giai đoạn cụ thể.

- Niềm tin vào tri thức bản thân có mức tác động cao nhất vào hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên. Vì vậy, các giải pháp được đề xuất cần tập trung vào nâng cao cung cấp kiến thức, kỹ năng và sự tự tin cho sinh viên. Theo đó, nhà trường và thầy, cô giáo cần có các giải pháp liên quan đến xây dựng chương trình đào, cập nhật chương trình đào tạo sao cho việc cung cấp kiến thức, kỹ năng phù hợp chuyên môn nghề nghiệp đầy đủ, cần thiết và có khả năng ứng dụng thiết thực giúp sinh viên tự tin với kiến thức, kỹ năng của mình mạnh dạn chia sẻ với các bạn sinh viên, cũng như các đối tượng liên quan.

- Làm việc nhóm là nhân tố có mức tác động lớn thứ hai đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên. Do đó, nhà trường và thầy, cô cần tập trung vào việc đẩy mạnh các hoạt động làm việc nhóm như bài tập nhóm, thuyết trình nhóm, bài luận nhóm, tiểu luận nhóm, dự án nhóm trong chương trình học tập để các các bạn có thời gian giao tiếp trực tiếp với nhau cũng như có thời gian, điều kiện gắn kết với nhau. Chính sự giao tiếp thân thiện hòa đồng và gắn kết là chất keo tốt để kết nối, hiểu nhau và chia sẻ tri thức cho nhau được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhà trường và các thầy, cô giáo cũng cần lưu ý tạo điều kiện về cơ sở vật chất như thư viện, khu tự học để các bạn có không gian giao tiếp, kết nối với nhau thuận tiện hơn.

- Chế độ khuyến khích động viên cũng là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên. Theo đó, nhà trường, thầy, cô giáo nên có những chế độ khen thưởng, động viên để hoạt động chia sẻ tri thức trong sinh viên ngày càng lan rộng và hiệu quả. Nhà trường và thầy, cô giáo có thể đưa ra chế độ khen thưởng bằng vật chất hoặc phi vật chất (ghi nhận, vinh danh) cho những trường hợp điển hình có kết quả tốt trong việc chia sẻ tri thức trong sinh viên. Bên cạnh đóa, khi thực hiện chế độ khen thưởng động viên cũng cần được tổ chức, lan truyền thông tin, thông báo đến tất cả các sinh viên đang theo học cũng như các đối tượng liên quan, nhằm đề ủng hộ và đề cao hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên.

- Nhà trường nên chú trọng ưu tiên đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Trong đó, ưu tiên bậc nhất chính là hệ thống wifi, internet sâu rộng trong các phân khu của nhà trường, đặc biệt là các lớp học và khu tự học của sinh viên. Internet chính là phương tiện nền tảng để sinh viên tiếp cận các dữ liệu và cập nhật thông tin mới nhất từ thư viện, các cơ sở dữ liệu chuyên môn cũng như các thông tin liên quan. Theo đó, cơ sở dữ liệu thông tin từ thư viện và các cơ sở dữ liệu quốc tế cũng cần được cân nhắc đầu tư cho sinh viên tiếp cận.

Mặc dù có những đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên, như: (1) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên, (2) đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức trong sinh viên và (3) gợi ý đề xuất giải nhằm nhằm tăng cường hoạt động chia sẻ tri thức trong sinh viên. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định, đó là phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu sử dụng là phương pháp thuận tiện; số lượng phiếu chưa nhiều; các yếu tố nghiên cứu mới chỉ tập trung vào 4 nhân tố (niềm tin vào tri thức vào bản thân, làm việc nhóm, chế độ khuyến khích động viên và công nghệ thông tin). Vì vậy, nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện theo phương pháp thu thập dữ liệu khác có độ tin cậy cao hơn, đồng thời cần mở rộng các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ tri thức trong sinh viên rộng hơn, như: sự ủng hộ của lãnh đạo, giao tiếp hiệu quả,... Ngoài ra, nghiên cứu tiếp theo cũng có thể mở rộng phạm vi rộng hơn trong phạm vi các trường đại học trên cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Al-Ammary, J. H. (2008). Knowledge management strategic alignment in the banking sector at the Gulf Cooperation Council (GCC) Countries(Doctoral dissertation, Murdoch University).
  2. Chaffey, D., & Wood, S. (2005). Knowledge management strategy. Business information management: Improving performance using information systems, 221-272.
  3. Chatzoglou, P. D., & Vraimaki, E. (2009). Knowledge‐sharing behaviour of bank employees in Greece. Business Process Management Journal, 15(2), 245-266.
  4. Chin Wei, C., Siong Choy, C., Geok Chew, G., & Yee Yen, Y. (2012). Knowledge sharing patterns of undergraduate students. Library Review, 61(5), 327-344.
  5. Chong, C. W., Teh, P. L., & Tan, B. C. (2014). Knowledge sharing among Malaysian universities’ students: Do personality traits, class room and technological factors matter?. Educational Studies, 40(1), 1-25.
  6. Darroch, J. (2003). Developing a measure of knowledge management behaviors and practices. Journal of knowledge management.
  7. Davenport, T. H., & Prusak, L. (1998). Working knowledge: How organizations manage what they know. Harvard Business Press.
  8. Díaz Oyarce, C., & Price Herrera, M. F. (2012). ¿ Cómo los niños perciben el proceso de la escritura en la etapa inicial?. Estudios pedagógicos (Valdivia), 38(1), 215-233.
  9. Geraint, J. (1998). Share strength: Developing a culture of knowledge sharing. People Management, 4(16), 44-47.
  10. Gupta, A. K., & Govindarajan, V. (2000). Knowledge flows within multinational corporations. Strategic management journal, 21(4), 473-496.
  11. Gupta, A., Maranas, C. D., & McDonald, C. M. (2000). Mid-term supply chain planning under demand uncertainty: customer demand satisfaction and inventory management. Computers & Chemical Engineering, 24(12), 2613-2621.
  12. Homans, G. C. (1958). Social behavior as exchange. American journal of sociology, 63(6), 597-606.
  13. Ismail Al-Alawi, A., Yousif Al-Marzooqi, N., & Fraidoon Mohammed, Y. (2007). Organizational culture and knowledge sharing: Critical success factors. Journal of knowledge management, 11(2), 22-42.
  14. Jer Yuen, T., & Shaheen Majid, M. (2007). Knowledge‐sharing patterns of undergraduate students in Singapore. Library Review, 56(6), 485-494.Lin, H. F. (2007). Knowledge sharing and firm innovation capability: An empirical study. International Journal of Manpower, 28(3/4), 315-332.
  15. Liebowitz, J and Chen, Y. (2003). Knowledge sharing proficiencies: The key to knowledge management. In Holsapple, C.W (Ed.), Handbook on Knowledge Management, Springer-Verlag, New York, pp. 408-438.
  16. Majid, S., & Chitra, P. K. (2013). Role of knowledge sharing in the learning process. Literacy Information and Computer Education Journal (LICEJ), 2(1), 1201-1207.
  17. Mat, N., Alias, J., & Muslim, N. (2016). The Impacts of Organizational Factors on Knowledge Sharing in Higher Learning Instituitions (HLIs): Case at Universiti Kebangsaan Malaysia (UKM). Mediterranean Journal of Social Sciences, 7(6), 181-187.
  18. Nonaka, I., & Takeuchi, H. (1995). The Knowledge Creating. New York, 304.
  19. Ong, H.-B., Yeap, P.-F., Tan, S.-H., & Chong, L.-L. (2011). Factors influencing knowledge sharing among undergraduate students: A Malaysian perspective. Industry and Higher Education, 25(2), 133-140
  20. Ryu, S., Ho, S. H., & Han, I. (2003). Knowledge sharing behavior of physicians in hospitals. Expert Systems with applications, 25(1), 113-122.
  21. Sharratt, M., & Usoro, A. (2003). Understanding Knowledge‑Sharing in Online Communities of Practice. Electronic Journal of Knowledge Management, 1(2), pp18-27.
  22. Sunassee, N. N., & Sewry, D. A. (2002, September). A theoretical framework for knowledge management implementation. In Proceedings of the 2002 annual research conference of the South African institute of computer scientists and information technologists on Enablement through technology(pp. 235-245).
  23. Tan, N. L., Lye, Y. H., Ng, T. H., & Lim, Y. (2010). Motivational factors in influencing knowledge sharing among banks in Malaysia. International Research Journal of Finance and Economics, 44(August), 191-201.
  24. Tsui, A. S., Wang, H., & Xin, K. R. (2006). Organizational culture in China: An analysis of culture dimensions and culture types. Management and Organization Review, 2(3), 345-376.
  25. Van der Spek, R., & Spijkervet, A. (1997). Knowledge management: dealing intelligently with knowledge. Knowledge Management Network.
  26. Wang, S., & Noe, R. A. (2010). Knowledge sharing: A review and directions for future research. Human resource management review, 20(2), 115-131.
  27. Zaqout, F., & Abbas, M. (2012). Towards a model for understanding the influence of the factors that stimulate university students' engagement and performance in knowledge sharing. Library Review, 61(5), 345-361.

ANALYISING THE FACTORS AFFECTING ON ECONOMICS STUDENT’S KNOWLEDGE SHARING BEHAVIOR

PhD. Nguyen Thi Hong Nguyet1

Master. Nguyen Thi Bich Duyen1

Master. Le Quang Hue1

1 Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment - HCMUNRE

Abstract

This study focuses on analyzing the factors affecting knowledge sharing behavior among students in order to recommend solutions to help students achieve success as much as possible. The research mentioned the antecedents of knowledge sharing behaviour which comprises of information technology, belief in himself knowledge, incentive and reward policy, and teamwork. This study analyse data of 316 students who are studying at the Universities in Ho Chi Minh City. The results show that all the mentioned factors have an impact on the knowledge sharing behaviour of students, but the level of influence is different. Belief in self-knowledge is the most important factor has influence on student’s knowledge sharing behaviour. The second and the third factor is teamwork and incentive and reward policy respectively. Based on the findings, some administrative implications to promote knowledge sharing behaviour among students are proposed.

Key words: knowledge sharing, belief in himself knowledge, teamwork, information technology, and incentive and reward policy.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 3 tháng 2 năm 2024]

Nguồn: Tạp chí công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Đan Mạch và Việt Nam hợp tác phát triển sản phẩm nông nghiệp định hướng xanh

(CHG) - Ngày 16/5, phái đoàn cấp cao của Đan Mạch do ông Jacob Jensen - Bộ trưởng Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Thủy sản dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam từ 14 -16/5/2024, để cùng trao đổi các vấn đề hợp tác trong phát triển những sản phẩm nông nghiệp định hướng xanh và bền vững.

Xem chi tiết
2
2
2
3