Những thách thức của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện M&A


(CHG) Báo cáo mới nhất của Cushman & Wakefield cho thấy, mặc dù hiện nay, nhu cầu về bất động sản (BĐS) công nghiệp cũng đang là vấn đề mà các nhà đầu tư “ngoại” quan tâm. Tuy nhiên, phân khúc Nhà ở luôn là loại hình hấp dẫn nhất đối với họ.
Nhà ở - miếng bánh béo bở
Theo Cushman & Wakefield, kể từ khi thị trường bất động sản Việt Nam hình thành. Phân khúc nhà ở đã luôn chiếm ưu thế trong thị trường đầu tư của các doanh nghiệp “nội”. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp “ngoại” thì phân cũng này cũng trở thành miếng bánh béo bở của họ tại thị trường đông dân đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á này.
Lý giải cho nguyên nhân này, Cushman & Wakefield cho rằng, nhờ vào dân số Việt Nam được xếp vào nhóm các nước đông dân đứng thứ 15 trên thế giới với 100 triệu người. Mô hình nhân chủng học ở Việt Nam với 70% dân số trong độ tuổi 15-64, thu nhập khả dụng gia tăng. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa nhanh đặc biệt ở Hà Nội và Tp.HCM đã càng tăng tính hấp dẫn đối với thị trường nhà ở đối với các doanh nghiệp ngoại (FDI).
BĐS cao cấp từng là
BĐS cao cấp từng là "đối tượng" được các nhà đầu tư ngoại nhắm tới (Ảnh: Bảo Lan)
Tuy nhiên, đại diện của Cushman & Wakefield cho rằng, trong 15 năm trước thì dòng vốn FDI chỉ tập trung ở phân khúc nhà ở cao cấp. Những tên tuổi đã rất quen thuộc trên thị trường như Keppel Land, Capitaland với các dự án BĐS cao cấp đầu tiên tại Việt Nam như The Estella hoặc The Vista được đưa ra chào bán trên thị trường. Với tổng nguồn cung căn hộ cao cấp tại TP.HCM thời đó là khoảng 1.700 căn, trong đó có khoảng 1.000 căn đến từ các dự án có vốn FDI.
Và chu kỳ hiện tại, thị trường bắt đầu trở nên quen thuộc với những tên tuổi của những chủ đầu tư FDI khác như Hong Kong Land, Frasers Property hoặc Mapletree.
Ngoài ra, còn có các nhà đầu tư uy tín khác từ Nhật Bản như Daiwa House, Nomura và Sumitomo đầu tư dự án ở quận 7, hoặc tập đoàn Hàn Quốc như Lotte Group, GS đầu tư ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thúc đẩy số lượng căn hộ cao cấp của khối ngoại tại TP.HCM tăng lên đáng kể tới 23,800 căn vào Q3 2023, so với chỉ 1,000 căn năm 2008.
Thách thức từ pháp lý
Khảo sát của Cushman & Wakefield đã ghi nhận, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, nhưng nhiều nhà đầu tư “ngoại” vẫn không ngừng tìm kiếm những cơ hội có chất lượng tốt có dòng thu nhập ổn định. Tuy nhiên, các cơ hội như vậy còn rất hạn chế tại Việt Nam.
Bà Trang Bùi- Giám đốc cấp cao của Cushman & Wakefield cũng cho rằng, thực tế nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều.
Lý giải nguyên nhân, bà Trang Bùi cho biết: tính pháp lý, độ chênh về kỳ vọng giá cả từ cả hai phía và quy trình bồi thường. Vấn đề về độ hoàn thiện của hồ sơ pháp lý dự án hiện đang là thách thức không chỉ với bên mua, mà bên bán cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư "ngoại", họ mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển, sự phù hợp về chiến lược và giá trị kỳ vọng là một quá trình nghiên cứu thử thách cho các nhà đầu tư”.
Tiềm năng về nhu cầu nhà ở tại thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng rào cản về tính minh bạch và pháp lý khiến cho NĐT ngoại
Tiềm năng về nhu cầu nhà ở tại thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng rào cản về tính minh bạch và pháp lý khiến cho NĐT ngoại "nhát tay" (Ảnh: Bảo Lan)
Bên cạnh đó, hầu hết các BĐS chào bán trên thị trường thường không công bố rộng rãi và chính thức, dẫn đến khả năng NĐT tiếp cận các tài sản tốt là rất ‘eo hẹp’. Do đó, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường tìm đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có thể gia nhập vào thị trường.
Tuy nhiên, theo Cushman & Wakefield cũng khuyến cáo, đây vẫn là thời điểm phù hợp để các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động thâu tóm hoặc liên kết hợp tác, đặc biệt là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh.
"Vì hiện nay mặt bằng lãi suất đã giảm, nhiều nghị định và quy định mới nhằm gỡ vướng cho dự án bđs đã được ban hành. Đồng thời, nhiều giải pháp tích cực khác mà chính phủ đang thực hiện để cải thiện tính minh bạch, chấp hành pháp luật cũng như môi trường kinh doanh nói chung... Điều này, không chỉ mang lại tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư “ngoại”. Mà còn góp phần để thị trường BĐS Việt Nam phát triển lành mạnh và bền vững". Đại diện Cushman & Wakefield kết luận. 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Nhu cầu sở hữu bất động sản của việt kiều ngày càng cao

(CHG) - Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua, là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt Kiều có mong muốn sở hữu BĐS tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Xem chi tiết
Xu hướng đầu tư BĐS của nhà đầu tư ngoại tại việt nam năm 2024

(CHG) - Dưới góc nhìn của chuyên gia, Việt Nam đang có nhiều lợi thế từ các yếu tố vĩ mô, cùng với thị trường bất động sản (BĐS) ở hầu hết các phân khúc đều giàu tiềm năng, đang đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn nhất khu vực đối với các nhà đầu tư nước ngoài (FDI).

Xem chi tiết
Liên danh Vinhomes (VHM) đăng ký làm dự án 90.000 tỷ đồng tại Long An

(CHG) ​Long An vừa công bố liên doanh Vinhomes là đơn vị duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Phước Vĩnh Tây xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Xem chi tiết
Long An: Siêu dự án hàng tỷ USD đang tìm chủ đầu tư

(CHG) Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An vừa có thông báo tìm nhà đầu tư để triển khai thực hiện dự án Khu đô thị mới Tân Mỹ, tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, với tổng mức đầu tư gần 74.500 tỷ đồng

Xem chi tiết
TP.HCM: Tập đoàn CEO đề xuất xây khu đô thị 215 ha tại Hóc Môn

(CHG) Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (mã cổ phiếu CEO - sàn HNX) vừa có văn bản đề xuất gửi UBND Tp.HCM về việc chấp thuận cho phép báo cáo ý tưởng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị tích hợp CEOHOMES Sài Gòn quy mô 215 ha, tại Hóc Môn.

Xem chi tiết
2
2
2
3