128 cơ sở sản xuất, kinh doanh bị xử phạt


(CHG) Từ ngày 1/1/2023 đến ngày 10/2/2023, Nghệ An đã thành lập 501 đoàn thanh tra, kiểm tra về đảm bảo an toàn thực phẩm trên toàn tỉnh. Qua đó, đã phát hiện và xử phạt 128 cơ sở vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước trên 483 triệu đồng.
Đoàn kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, sản xuất trên địa bàn.
Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tỉnh này đã thành lập 501 đoàn thanh tra, kiểm tra về đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó, tuyến tỉnh thành lập 5 doàn, tuyến huyện thành lập 36 đoàn và tuyến xã thành lập 460 đoàn. Tất cả tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.
Kết quả, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã thanh tra, kiểm tra được 6.206 cơ sở, trong đó 5.846 cơ sở đạt (94,2%) và 360 cơ sở vi phạm ( 5,8%). Phạt tiền 128 cơ sở với tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước trên 483 triệu đồng, đồng thời tịch thu 15 sản phẩm vi phạm, buộc tiêu hủy 72 sản phẩm.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉn Nghệ An không ghi nhận xảy ra vụ ngộ độc thực thẩm nào dịp Tết Nguyên đán 2023 vừa qua.
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An, ông Phạm Ngọc Quy cho biết, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng, ủy ban nhân dân các cấp sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tới chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và đến tận người tiêu dùng.
Các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại địa phương tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra, giám sát cơ sở, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 để bảo vệ sức khỏe của người dân và đảm bảo một mùa lễ hội diễn ra an toàn.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3