Bài 1: Khẩn trương chuẩn bị hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết


(CHG) Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán. Đây là thời kỳ cao điểm các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng hóa phục vụ mùa mua sắm tiêu dùng cao nhất trong năm. Các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp đang khẩn trương hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho nhu cầu thị trường Tết, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm, thiếu hàng hóa phục vụ mua sắm của người dân.

 
Tăng cung ứng hàng hóa theo nhu cầu sắm Tết 
Trước khả năng sức mua tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán, việc chuẩn bị tốt nguồn hàng Tết cũng là cơ hội cho việc phục hồi sản xuất, kinh doanh,... hoàn thành mục tiêu sản xuất của năm, vừa tiếp đà tăng trưởng cho kế hoạch năm mới của các doanh nghiệp. 
Trước bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu giảm tốc do chịu tác động tiêu cực từ yếu tố trong nước và quốc tế, việc cung ứng đầy đủ hàng hóa cho thị trường Tết càng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như trong quản lý điều hành nền kinh tế.
Thực tế từ câu chuyện chuỗi cung ứng mặt hàng xăng dầu thời gian qua bị đứt gãy đột ngột, tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế, đã đặt ra yêu cầu cần sớm có các phương án tổng thể, toàn diện về đảm bảo ổn định cho thị trường hàng hóa phục vụ Tết. Không chỉ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng hóa đặc thù cho dịp Tết, mà cả thị trường dịch vụ giao thông vận tải, thị trường nhiên liệu - năng lượng… cũng phải vận hành đồng bộ để đáp ứng kịp thời nhu cầu tăng mạnh trong khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán.  
Theo đó, các bộ Công thương, Nông nghiệp, Ngân hàng, Giao thông vận tải… đã sớm có kế hoạch đảm bảo nguồn hàng, chất lượng hàng hóa - dịch vụ, đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đảm bảo công tác lưu thông hàng hóa được thông suốt, tránh sự thiếu hụt cục bộ có thể xảy ra vào thời điểm nhu cầu tăng cao.
Các địa phương dựa trên đặc thù về địa lý, dân cư cũng đã có phương án để giúp doanh nghiệp, người dân có sự thuận tiện, đầy đủ khi bước vào mùa mua sắm tiêu dùng Tết. Các doanh nghiệp cũng đang tăng cường công tác thị trường, nắm tình hình cung - cầu, thị hiếu người tiêu dùng năm nay để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh sát với thực tế, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
Bà Phạm Thị Kim Em, Phó tổng giám đốc Công ty thực phẩm Ba Huân cho biết, doanh nghiệp đã khảo sát một số chợ, siêu thị và nhận thấy tình hình hàng hóa Tết còn "trầm lắng" đối với các mặt hàng hóa mỹ phẩm, giày dép… Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là trứng gia cầm vẫn đang diễn ra bình thường, do đây là mặt thiết yếu, luôn được người tiêu dùng ưu tiên mua sắm. Giá trứng năm nay vẫn được TP.HCM đưa vào chương trình bình ổn 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết, nên mặt hàng này được đảm bảo giữ nguyên theo cam kết. Về vùng nguyên liệu, Ba Huân có hệ thống trang trại và nhà máy nên cũng sẽ đảm bảo cung cấp đủ theo cam kết của chương trình. 
Ông Bùi Thanh Tùng, Tổng giám đốc Công ty CP dầu thực vật Tường An, chia sẻ: “Trước những biến động của nền kinh tế thế giới, cùng tác động của thị trường trong nước khiến người tiêu dùng dè dặt hơn trong chi tiêu. Vì vậy, những sản phẩm thiết yếu như dầu ăn sẽ được cân nhắc để mua sắm nhiều hơn. Dự kiến sản lượng dầu ăn công ty đưa ra thị trường Tết 2023 sẽ tăng 15% so với năm ngoái. Đặc biệt, dù giá nguyên liệu, lạm phát có dấu hiệu tăng, sản phẩm vẫn sẽ giữ nguyên giá bán, đồng thời triển khai chương trình khuyến mãi đặc biệt khi khách hàng mua hộp quà Tết…”.
Hàng hoá được tăng cường để phục vụ nhu cầu sắm Tết.
Bảo đảm bình ổn giá, kích cầu mua sắm trong dịp Tết
Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Quý Mão 2023 sắp tới, Sở Công thương Hà Nội đã chỉ đạo các cơ sở sản xuất hàng hóa phục vụ Tết có kế hoạch sản xuất bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn theo kế hoạch được giao và tăng thêm tối thiểu ít nhất 30%.
Sở Công thương Hà Nội yêu cầu các đơn vị phân phối, cung ứng hàng hóa thiết yếu có kế hoạch khai thác nguồn hàng hợp lý, tổ chức các điểm bán hàng bảo đảm đầy đủ hàng hóa, giá cả ổn định phục vụ nhu cầu mua sắm hàng Tết của người dân.
Cũng nhân dịp bùng phát nhu cầu tiêu dùng này, các doanh nghiệp, các nhãn hàng sẽ đồng loạt triển khai nhiều chương trình, hoạt động, sự kiện kích cầu mua sắm phục vụ nhân dân trên địa bàn như: Tổ chức các điểm bán hàng, các chuyến bán hàng phục vụ Tết tại các huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn; các chợ hoa xuân phục vụ Tết; các sự kiện thực hiện kế hoạch kích cầu nội địa, nhằm tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ.
Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối tiêu thụ trái cây, nông sản, sản phẩm OCOP của các địa phương trên địa bàn TP. Hà Nội; phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương các tỉnh để chủ động nắm nguồn cung đối với các mặt hàng thiết yếu, sẵn sàng đưa nguồn cung về Hà Nội để đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong dịp Tết của nhân dân thủ đô.
Đến thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất thủy, hải sản chế biến, bánh kẹo, nước ngọt, nước giải khát… đã đạt mục tiêu sản xuất; nhiều công ty sản xuất kinh doanh thịt gia súc, gia cầm cũng đã hoàn tất khâu chuẩn bị nguồn cung tại các trại chăn nuôi và ở tại các địa bàn liên kết, bảo đảm nguồn hàng cung cấp cho thị trường theo nhu cầu.
Đại diện một cơ sở sản xuất bánh kẹo tại Hà Nội cho biết, hiện đơn vị đang thuê thêm công nhân và tăng cường thu mua nguyên liệu sản xuất mứt và các loại hoa quả sấy khô phục vụ khách hàng trong dịp Tết cổ truyền. Đây là thời điểm quan trọng nhất của các doanh nghiệp làm sản phẩm Tết truyền thống, vì vậy cơ sở sẽ đẩy mạnh giám sát đối với các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm…
Việc chuẩn bị hàng hóa Tết năm nay diễn ra trong bối cảnh sản xuất, tiêu thụ bị tác động từ lạm phát toàn cầu và đầu vào nguyên liệu chịu nhiều biến động. Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn có những giải pháp để giá hàng hóa phù hợp với chi tiêu của người dân, không để xảy ra hiện tượng “đội giá”, tăng giá đột biến vào thời điểm nhu cầu mua sắm Tết tăng cao.
Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm phục vụ cho tháng Tết của thành phố dự kiến gần 40.000 tấn mới đảm bảo cung cấp đủ cho thị trường. Các đơn vị chức năng của Sở đang bám sát kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp để đảm bảo đủ nguồn cung dồi dào cho nhu cầu của thị trường trong thời điểm này.
Ông Ngô Hồng Y, Trưởng phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngành công thương của thành phố đã vận động hệ thống phân phối sử dụng chiết khấu ưu đãi, chia sẻ chiết khấu, tiết giảm chi phí trung gian không cần thiết để giảm áp lực tăng giá đến tay người tiêu dùng. Sở cũng đề ra nhiều giải pháp để kích cầu tiêu dùng hàng Việt để tăng được sức tiêu thụ hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán.
Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh đánh giá, chi phí sản xuất tăng 20-30% so với trước dịch, đang là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp thực phẩm trong việc chuẩn bị hàng hóa Tết. Bên cạnh sự hỗ trợ của ngân hàng, doanh nghiệp đang xoay xở nhiều cách để ổn định sản xuất, giữ giá cả vào thời điểm nhu cầu mua sắm của thị trường tăng cao.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp so với trước dịch hiện nay đều phải tăng trên 50%. Với sự phối hợp của ngân hàng, doanh nghiệp cũng phải tự điều động tài sản, huy động từ nhiều nguồn khác nhau để ổn định nguồn vốn trong sản xuất”.
Được biết, ngoài sự phối hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp để chuẩn bị đầy đủ lượng hàng thiết yếu, các nhà phân phối đã chuẩn bị đa dạng thêm các chủng loại hàng hóa thường được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, các doanh nghiệp, kỳ vọng mùa sản xuất hàng hóa Tết năm nay sẽ đạt mức tăng trưởng 20-30%.
Bài 2: Thị trường hàng hóa Tết vào mùa sôi động
Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3