Bài 1: Thực trạng thị trường bất động sản


(CHG) Thị trường bất động sản thời gian qua phát triển “nóng”, nhưng nhiều chủ đầu tư không đủ tiềm lực để thực hiện dự án đã tìm mọi cách để huy động được vốn, dẫn đến vi phạm. Tuy nguồn cung đa dạng, nhưng giá lại bị đẩy lên cao, làm cho thanh khoản kém, thị trường bị méo mó, doanh nghiệp BĐS rơi vào cảnh khốn khó có nguy cơ mất thanh khoản nhiều khoản vay.

Apec Group do ông Nguyễn Đỗ Lăng phát triển đã từng bị cơ quan chức năng xử phạt do phạm huy động vốn qua kênh trái phiếu (Ảnh: Internet).
Thị trường bứt phá mạnh mẽ sau đại dịch
Trước những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thị trường BĐS cũng như nhiều ngành kinh tế khác chịu ảnh hưởng nặng nề, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt dự án phải tạm dừng xây dựng...  Mặc dù khó khăn, nhưng năm 2021 và 2022, thị trường liên tục ghi nhận nhiều sản phẩm mới của nhiều chủ đầu tư uy tín, cùng với sự đa dạng về phân khúc nguồn cung...
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, không còn diễn biến phức tạp như trước, từ quý I/2022, thị trường bất động sản (BĐS) ghi nhận nhiều chỉ số khởi sắc và sôi động tích cực trở lại. Nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã giúp cho thị trường BĐS tăng trưởng... mặc dù vậy, nhưng do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan, nên đến cuối năm 2022 thống kê của ngành xây dựng cho thấy, số lượng dự án được cấp phép mới hoặc đưa vào kinh doanh đạt tỷ lệ khá khiêm tốn.
Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, nguồn cung các dự án BĐS mới được cấp phép tiếp tục giảm so với các năm 2020 khiến nguồn cung BĐS, nhà ở đặc biệt là nhà ở dành cho đối tượng thu nhập thấp vẫn còn hạn chế.
Theo thông báo của các sở xây dựng, năm 2021, cả nước có 252 dự án phát triển nhà ở thương mại, với 99.958 căn hộ được cấp phép (bằng khoảng 34% so với năm 2020); có 1.046 dự án với 299.075 căn hộ đang được triển khai xây dựng (bằng khoảng 88,5% so với năm 2020); có 172 dự án với 24.027 căn hộ đã hoàn thành xây dựng (bằng khoảng 59,7% so với năm 2020).
Đối với dự án nhà ở xã hội, trên cả nước có 09 dự án được cấp phép mới với quy mô 5.763 căn hộ; có 16 dự án với 3.046 căn hộ đã hoàn thành xây dựng; có 09 dự án với 2.127 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai...
Cũng theo số liệu thống kê của ngành xây dựng, năm 2021, trên cả nước cũng ghi nhận 282.105 giao dịch BĐS thành công. Trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ là 111.640 giao dịch; lượng giao dịch đất nền là 170.465 giao dịch; riêng tại TP. Hà Nội có 10.875 giao dịch thành công; tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 14.443 giao dịch thành công.
Mặc dù lượng giao dịch thành công không cao, nhưng giá BĐS, nhà ở, đất nền vẫn liên tục tăng từ đầu năm 2021. Tính đến cuối năm 2021, giá căn hộ chung cư đã tăng bình quân khoảng 5 - 7%; giá nhà ở riêng lẻ trong dự án tăng 15-20%; giá đất nền tăng 20-30% so với thời điểm cuối năm 2020.
Dự án được cấp phép mới giảm mạnh
Kết thúc năm 2022, số dự án bất động sản được cấp phép mới giảm mạnh. Báo cáo của các địa phương cho thấy, năm 2022, cả nước có 126 dự án phát triển nhà ở thương mại, với 55.732 căn hộ được cấp phép (bằng khoảng 52,7% so với năm 2021). Cũng trong năm 2022 cả nước có 785.637 giao dịch bất động sản thành công, thì căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ có 154.756 giao dịch; đất nền có 630.881 giao dịch, như vậy, tổng lượng giao dịch đất nền thành công tăng khoảng 370% so năm 2021.
Đối với dư nợ tín dụng, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/11/2021 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 690.075 tỷ đồng (tính đến 30/9/2021 là 682.594 tỷ đồng). Mới đây, Bộ Xây dựng dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS trong tổng dư nợ tín dụng vẫn trong ngưỡng an toàn.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Theo số liệu từ Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/12/2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, giảm 11% so năm 2021. Vốn đầu tư đăng ký mới tuy giảm, song số dự án đầu tư mới tăng lên, vốn đầu tư điều chỉnh cũng tăng so với cùng kỳ. Riêng vốn FDI giải ngân khoảng gần 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với năm ngoái. Năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ 3 với hơn 2,6 tỷ USD (chiếm 8,3%). So với năm 2020, dòng vốn đổ vào lĩnh vực kinh doanh BĐS giảm khoảng 1,6 tỷ USD.
Số liệu của Bộ Xây dựng cho biết, trong quý I/2022, cả nước có 56 dự án với 10.357 căn được các Sở Xây dựng có văn bản thông báo đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai (bằng khoảng 33,4% so với quý IV/2021). Cả nước có 20.325 giao dịch thành công (tập trung chủ yếu tại TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Bắc Giang, Lâm Đồng), với tổng lượng giao dịch bằng khoảng 45,5% so với quý IV/2021, và bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2021. Có 153.537 giao dịch đất nền thành công, tổng lượng giao dịch bằng khoảng 242% so với quý IV/2021...
Về giá nhà ở và một số loại BĐS, trong quý I/2022, giá căn hộ bình dân (có mức giá từ 25 triệu đồng/m2 - 30 triệu đồng/m2), giá căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 30 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2), giá căn hộ cao cấp (có mức giá trên 50 triệu)... Qua tổng hợp cho thấy giá căn hộ chung cư tại các địa phương đều có xu hướng tăng, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3% so với thời điểm cuối năm 2021; Tại Hà Nội giá nhà chung cư tăng khoảng 4-5% cao hơn so với tại TP. Hồ Chí Minh tăng khoảng 1-2% so với cuối năm 2021.
Dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS tính đến ngày 31/12/2022, đạt xấp xỉ 800.000 tỷ đồng. Nhưng chỉ tính đến ngày 31/3/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đã đạt 783.942 tỷ đồng. Điều này cho thấy giai đoạn này tín dụng đang đổ mạnh vào bất động sản. Nhưng bước sang các quý còn lại, thì tình hình có chiều hướng đi ngang. Nguyên nhân được cả cơ quan Nhà nước, chuyên gia và nhà đầu tư chỉ ra là do khả năng thanh khoản yếu, cùng với việc nhiều dự án chưa hoàn thiện đủ pháp lý khiến việc huy động vốn gặp những thách thức.
Bài 2: Đa dạng chiêu trò có dấu hiệu “gian lận” để huy động vốn
Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3