(CHG) Tinh thần của nghị định mới về quản lý trái phiếu doanh nghiệp là giãn thời gian áp dụng một số quy định để hỗ trợ cho cả bên cung và bên cầu trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nghị định mới về trái phiếu doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cả bên cung và bên cầu
Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển có hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trao đổi trên Thời báo Tài chính về quản lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một cấu phần quan trọng, có mối quan hệ liên thông với các thị trường khác và không thể thiếu đối với mọi thị trường tài chính.
Do đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp để phát triển có hiệu quả thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm cả trái phiếu phát hành ra công chúng và trái phiếu phát hành riêng lẻ.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là một kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp, là công cụ quan trọng để huy động nguồn lực tài chính từ dân cư để thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển.
Thực tế, những rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã có manh nha trước năm 2022. Bộ Tài chính đã nhận diện và liên tục đưa ra cảnh báo từ khá sớm đối với các doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư tham gia.
Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã có chỉ đạo từ rất sớm yêu cầu các đơn vị chức năng của bộ tăng cường các giải pháp giám sát, thanh kiểm tra, cũng như đẩy mạnh thông tin tuyên truyền.
Việc phải xử lý các sai phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là điều không ai mong muốn, nhưng lại cần thiết để tăng cường kỷ cương, kỷ luật và tăng chất lượng phát triển cho thị trường này.
Có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận, đó là cùng với các khó khăn về thanh khoản dòng tiền, niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ suy giảm mạnh trước các vụ việc sai phạm bị xử lý và tin đồn thất thiệt.
Hiện tượng bán tháo hoặc ồ ạt rút tiền của nhà đầu tư đã tạo khó khăn rất lớn cho nhiều doanh nghiệp, thậm chí là cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang tốt.
Tinh thần của nghị định mới về trái phiếu doanh nghiệp
Liên quan đến dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: "Những quy định tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP là đúng đắn".
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường đang khó khăn, tinh thần sửa đổi của nghị định mới là giãn thời gian áp dụng một số quy định để hỗ trợ cho cả bên cung và bên cầu trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Dài hơi hơn, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổng rà soát các quy định liên quan và trao đổi với các bộ, ngành chức năng khác để sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về doanh nghiệp và tiền tệ ngân hàng… Đồng thời, các đơn vị chức năng tham mưu giải pháp trình các cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh các quy định cho phù hợp hơn với thực tại thị trường.
Cần lấy lại niềm tin đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra các tổ chức phát hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán, công ty kiểm toán… liên quan tới thị trường này.
Mặt khác, Bộ Tài chính cũng tăng cường sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thống nhất về giải pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát triển đồng bộ, lành mạnh, đúng định hướng.
Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp phát hành chấp hành nghiêm quy định pháp luật về trái phiếu, công bố thông tin minh bạch để nhà đầu tư nắm bắt kịp thời và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Ngoài ra, chúng ta cần lấy lại niềm tin đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vì thế, cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, đào tạo để nhà đầu tư hiểu biết sâu trước khi tham gia thị trường này, tránh tâm lý tẩy chay, kỳ thị trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, cần tăng cường và phát huy vai trò của các cơ quan quản lý khác, nhất là cần tập trung nguồn lực để doanh nghiệp phát triển, góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế.
Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bo-truong-ho-duc-phoc-nghi-dinh-moi-ve-trai-phieu-doanh-nghiep-se-ho-tro-ca-ben-cung-va-ben-cau-119230210080211153.htm
0
100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, từ ngọn đèn nhỏ đến ngọn lửa thời đại
(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết
Báo chí cách mạng, ngòi bút kiên cường trên mặt trận chống hàng giả, gian lận thương mại
(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết