Bài 2: Chủ động và hợp tác nhằm phát triển ngành gỗ


(CHG) Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích trồng rừng gỗ lớn chất lượng cao để đảm bảo nguồn nguyên liệu, tạo ra nhiều sản phẩm để xuất khẩu. Năm 2023, ngành gỗ kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9%, tương đương 18 tỷ USD trở lên. 

Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã và đang được đánh giá cao trên thị trường quốc tế. Ảnh minh hoạ.

Cần xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ chất lượng cao
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), mặc dù hiện nay chưa có thống kê cụ thể, nhưng theo nhận định của ngành chức năng, khoảng 60-70% nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước là gỗ nhỏ, chủ yếu là chế biến dăm gỗ và viên nén. Gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn cho chế biến đồ gỗ xuất khẩu chỉ mới đạt khoảng 30-40% trong tổng khối lượng rừng thu hoạch.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy, cả nước hiện có 4,4 triệu ha rừng trồng sản xuất. Trong số này, có khoảng 1,4 triệu hộ được giao 3,146 triệu ha đất lâm nghiệp. Việc giao đất cho các hộ đã và đang đem lại những lợi ích quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường, bởi các hộ đều tiến hành đầu tư trồng rừng khi có đất, góp phần làm tăng độ che phủ của rừng. Nghề trồng rừng đã giúp cải thiện sinh kế cho các hộ, bao gồm nhiều hộ nghèo đồng bào dân tộc, thông qua việc tạo nguồn cung gỗ nguyên liệu cho thị trường trong và ngoài nước một cách ổn định và lâu dài.
Tuy nhiên, chính việc có quá nhiều hộ dân, mỗi hộ trồng rừng với diện tích canh tác bình quân chỉ từ 2-10 ha, dẫn đến tình trạng trồng rừng thu hoạch sớm, thu hoạch rừng non (ví dụ như rừng trồng cây keo 4-5 năm tuổi) diễn ra phổ biến. Diện tích đất trồng rừng của hộ dân manh mún, không tập trung nên khó làm chứng chỉ rừng bền vững. Về kỹ thuật canh tác, hiện nay, người trồng rừng chưa tiếp cận được với nguồn giống cây lâm nghiệp chất lượng, dù Việt Nam đã có bộ giống cây trồng tốt.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu cho biết hiện nay các đối tác mua đồ gỗ ở EU, Hoa Kỳ đang có xu thế yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất từ gỗ có chứng chỉ rừng bền vững (FSC-là chứng nhận quốc tế về tiêu chuẩn quản lý rừng). Thế nhưng, gỗ rừng trồng trong nước có chứng chỉ FSC hiện chiếm tỷ lệ rất thấp.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, ở Việt Nam đang áp dụng 2 hệ thống chứng chỉ rừng bền vững quốc tế, gồm: chứng chỉ FSC- là chứng nhận quốc tế về tiêu chuẩn quản lý rừng với 10 nguyên tắc và 64 tiêu chí, áp dụng cho gỗ và một số sản phẩm phi gỗ và Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) do Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng (PEFC) chứng nhận. Thế nhưng, gỗ rừng trồng trong nước có chứng chỉ vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp.
Ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, ngành lâm nghiệp đã đạt và vượt toàn bộ 5 chỉ tiêu Chính phủ giao, gồm: Trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường rừng và giá trị xuất khẩu. Theo đó việc trồng rừng, bảo vệ rừng không chỉ được xem là cốt yếu nhằm đảm bảo nguyên liệu cho ngành chế biến, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, mà cần đẩy mạnh việc tăng vùng trồng rừng đạt chất lượng, để đáp ứng nhu cầu sản xuất thành phẩm gỗ để xuất khẩu.


Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến tham quan Hội chợ Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất - Hawa Expo 2023.

Hợp tác để tăng lượng xuất khẩu gỗ vào năm 2023
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa qua, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam thông tin: Năm 2022, tốc độ tăng trưởng ngành gỗ đạt 7,1%. Đây được xem là năm khó khăn nhất từ trước đến nay đối với ngành gỗ. Tăng trưởng của ngành chủ yếu nhờ vào các thị trường như Đông Bắc Á, châu Đại Dương, Hàn Quốc, Nhật Bản..
“Trước đây, vào dịp cuối năm, hầu hết các doanh nghiệp ngành gỗ đều rất bận rộn, tăng ca, làm thêm giờ để kịp đơn hàng xuất đi châu Âu và chuẩn bị đơn hàng cho năm sau. Thế nhưng năm nay, hàng tồn rất nhiều trong các doanh nghiệp ngành gỗ, đến thời điểm này nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ký được hợp đồng xuất khẩu nào cho năm 2023, dẫn đến phải sản xuất cầm chừng”, ông Đỗ Xuân Lập nhấn mạnh.
Trong đó, kim ngạch toàn ngành đạt 16,928 tỷ USD của năm 2022, các mặt hàng chế biến sâu chỉ chiếm hơn một nửa. Nguyên nhân bởi hai thị trường nhập khẩu chủ yếu mặt hàng này là Hoa Kỳ và EU gần như “đóng băng” suốt 3 quý cuối năm 2022. Ngành gỗ hầu như chỉ tận dụng được thời cơ trong quý I/2022, nhờ những đơn hàng cũ từ năm 2021. 
Do đó, từ nay đến hết quý I/2023, thị trường gỗ có thể vẫn còn chịu sức ép giảm sút khoảng 50% khả năng tiêu thụ. Nếu suôn sẻ, đến cuối quý I, lượng hàng tồn cơ bản sẽ được tiêu thụ hết. Hàng đồ gỗ chế biến như bàn, ghế, tủ... có thể thâm nhập trở lại các thị trường lớn.
Theo nhận định của ông Đỗ Xuân Lập, nếu không có nhiều thay đổi, dự kiến đến quý II/2023, các đơn hàng cơ bản được khôi phục, đạt khoảng 82-85%. Đây được xem là điểm khởi sắc trong năm mới. Năm 2023, ngành gỗ kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7-9%, tương đương 18 tỷ USD trở lên.
Ngày 9/2 vừa qua, tại TP. HCM, lãnh đạo 5 hiệp hội trong ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã cùng công bố một hợp tác đặc biệt nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho ngành gỗ Việt Nam.
Theo đó, các hoạt động xúc tiến thương mại của 5 hiệp hội gồm VIFOREST (Hiệp hội gỗ Việt Nam), HAWA (Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM), BIFA (Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương), DOWA (Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai), FPA Bình Định (Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định) sẽ không còn hoạt động riêng lẻ, mà quy về một mối, dưới cái tên chung Viforest Fair.
Sự hợp tác này nhằm mang lại sức mạnh chung, tạo thêm nhiều điều kiện để doanh nghiệp trong ngành có môi trường kinh doanh rộng mở. Từ đó, tiến tới nâng cao vị thế ngành chế biến gỗ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu nội thất thế giới. 
Với mục tiêu hỗ trợ phát triển ngành gỗ và nội thất Việt Nam, ngày 22/2/2023, Hội chợ Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất - Hawa Expo 2023 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm triển lãm TP. HCM- SECC với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp, 1.600 gian hàng trên tổng diện tích trưng bày là 28.000m2.
Thông qua các thương vụ, HawaExpo 2023 đã tiếp cận và đón chân các đoàn doanh nghiệp mua hàng lớn đến từ Canada, Mỹ, Anh, Ý, Đức, Nhật… cùng các thị trường mới như Ấn Độ, các nước Trung đông, các nước ASEAN… Hiện đã có gần 1.000 khách đăng ký tham gia hội chợ qua website và App từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó: Mỹ chiếm 20%, châu Âu chiếm 105; Trung Đông 20%; các nước ASEAN chiếm 20% các nước còn lại (Nhật, Hàn, Úc, Ấn Độ…) chiếm 30%.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh đã nhận xét, Hawa Expo 2023 sẽ mang đến một hình ảnh mới mẻ trong công tác xúc tiến thương mại của ngành gỗ, đóng vai trò quan trọng và thiết thực, mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp và cho sự phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2023, ngành gỗ sẽ tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bằng việc áp dụng đồng thời các giải pháp: Đẩy mạnh sử dụng gỗ rừng trồng trong nước, giảm sử dụng gỗ nhập khẩu; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh chuyển đổi số để giảm chi phí sản xuất; đẩy mạnh sản xuất phát thải thấp; phối hợp các địa phương xây dựng các khu công nghiệp chế biến tập trung; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các Hội chợ quốc tế lớn, phấn đấu từ năm 2024 sẽ đều đặn tổ chức 4 hội chợ lớn/năm.
Để kích cầu, Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp ngành gỗ cần tìm cách giảm chi phí sản xuất, giúp các nhà nhập khẩu có nhiều “không gian” để khuyến mại sản phẩm. Một số cách được ông Đỗ Xuân Lập nêu ra như hạn chế sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đổi mới công nghệ sản xuất và nâng cao năng lực quản trị. 
Bên cạnh đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam sẽ tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phát triển ngành lâm nghiệp cân đối; phát triển trồng rừng đi đôi với chế biến. Đồng thời, phối hợp với Bộ Công thương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Bởi lẽ, chỉ có nắm được thị trường mới chủ động được sản xuất và thực hiện tốt việc giải quyết tranh chấp thương mại.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3