(CHG) Vải thiều Bắc Giang và Hải Dương sẽ bước vào vụ thu hoạch chính từ đầu tháng 6 hằng năm. Năm 2023, hai "thủ phủ" vải thiều này đã chủ động các công tác chuẩn bị để thu hoạch và tiêu thụ lượng lớn vải thiều từ sớm. Với sự đầu tư bài bản từ vùng trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nông sản, vải thiều đang dần tiến vào các thị trường lớn trên thế giới.
Lên kế hoạch sớm tiêu thụ vải thiều
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, diện tích vải thiều năm 2023 của toàn tỉnh là 29.700ha, tăng so với năm trước 1.600ha; nhận định năm nay thời tiết tốt sẽ được mùa vải, sản lượng ước đạt từ 180.000 - 200.000 tấn. Đáng chú ý năm nay, vải thiều Bắc Giang dự kiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ với 17 mã số vùng trồng (được Mỹ cấp mã số), với diện tích là 205 ha, sản lượng ước đạt khoảng 1.500 tấn.
Lục Ngạn là huyện có diện tích trồng vải lớn nhất tại tỉnh Bắc Giang. Với diện tích vải thiều lên tới hơn 17.000ha, hiện toàn huyện đã có trên 75% đạt tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Để chuẩn bị cho quá trình thu hoạch và tiêu thụ vải thiều năm 2023, UBND huyện Lục Ngạn đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới.
Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều, UBND huyện Lục Ngạn xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ vải thiều gắn với thu hút phát triển du lịch năm 2023. Năm nay, huyện Lục Ngạn cũng sẽ đẩy mạnh bán quả vải tươi và chế biến vải thiều tại chỗ bằng hình thức sấy khô, đóng hộp, ép nước…
Tại Hải Dương, từ tháng 4/2023, các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho vải thiều Thanh Hà đã được UBND tỉnh, UBND huyện Thanh Hà, các sở, ngành chuyên môn tổ chức. Theo dự kiến, năm nay huyện Thanh Hà có 3.265ha vải; trong đó 1.700ha vải chín sớm. Toàn huyện có khoảng 500ha vải đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP; trong đó có 400ha VietGAP và 50ha GlobalGAP còn hiệu lực.
Để giúp các địa phương trong tiêu thụ nông sản, đặc biệt sản phẩm vải thiều thời gian tới, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết sẽ hỗ trợ các thông tin về thị trường, trong đó có các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc.
Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu hệ thống thương vụ tham gia vào việc hỗ trợ mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Thanh Hải cho rằng cùng với Bộ Công Thương, các địa phương, doanh nghiệp cũng cần chủ động tham gia, đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại. Đồng thời, đầu tư cho chuyển đổi số, thương mại điện tử để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung, vải thiều nói riêng.
Theo báo cáo mới đây của HTX Thu mua và chế biến nông sản Thanh Hà, vụ vải năm nay HTX sẽ đặt 27 điểm cân thu mua vải trên địa bàn huyện tiêu thụ tại các thị trường: Trung Quốc, Campuchia, TP. HCM. Các chủ điểm cân là thành viên trong HTX có nhiệm vụ tuyên truyền cho người dân thực hiện sản xuất vải theo đúng quy trình VietGAP, bảo đảm các tiêu chuẩn phía thị trường Trung Quốc. |
Hướng tới những thị trường xuất khẩu tiềm năng
Được biết đến là “Thủ phủ vải thiều” của Việt Nam với vùng trồng chuyên canh lớn nhất cả nước, vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương) đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 08 quốc gia (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia). Đây cũng là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.
Vải thiều là cây trồng có giá trị xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh Hải Dương và tỉnh Bắc Giang, đã góp phần khẳng định vị thế, thương hiệu và niềm tin đối với khách hàng trong nước và quốc tế; sản phẩm vải thiều của Việt Nam đã được xuất khẩu đến trên 30 nước, trong đó có một số thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...
Chia sẻ về tiềm năng phát triển và chính sách hỗ trợ người dân, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Trung Quốc là thị trường chiếm 91% kinh ngạch xuất khẩu vải thiều Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn có các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, UAE... Tại đây, chúng ta cũng đã phát triển và từng bước tạo nên thương hiệu nhất định.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nên phát triển thêm các sản phẩm đóng hộp, hướng tới tạo nên hệ thống đồng bộ, đưa ra sự lựa chọn đa dạng hơn cho sản phẩm vải thiều. Bên cạnh đó, cần tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ trong công tác xúc tiến thương mại, ký kết với các sàn giao dịch thương mại điện tử để bán hàng trực tuyến.
Vùng trồng vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP tại xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà, Hải Dương.
Tuy nhiên, để có được sản phẩm vải thiều chất lượng vào các thị trường yêu cầu cao, khó tính đòi hỏi người nông dân, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải hợp lực để xây dựng được chuỗi các quy trình nghiêm ngặt, khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, kết nối trực tiếp cho các nhà vườn, hợp tác xã với doanh nghiệp và chú trọng vào xuất khẩu vải thiều đóng gói, chế biến có giá trị gia tăng cao./.
Theo thống kê của Sở Công Thương Bắc Giang, diện tích vải thiều toàn tỉnh năm 2022 đạt 28.300ha, tổng sản lượng vải thiều đạt hơn 199.500 tấn, giảm hơn 16.200 tấn so với năm 2021 nhưng cao hơn dự kiến gần 20.000 tấn. |
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết