Chợ trung tâm Uông Bí (Quảng Ninh): Tràn lan vi phạm về hàng hóa


(CHG) Khảo sát của nhóm phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại cho thấy, Chợ trung tâm Uông Bí đang công khai bày bán nhiều sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ tiếng Việt, hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam…
Quảng Ninh là tỉnh giáp biên với Trung Quốc, có nhiều cửa khẩu lớn như Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Cửa khẩu Ka Long, Cửa khẩu Hoành Mô, Khu chuyển tải Vạn Gia… Chính vì vậy lượng hàng hoá lưu thông rất lớn, đòi hỏi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát ở mức cao nhất. Mặc dù được kiểm soát chặt chẽ ở khu vực biên giới, cửa khẩu nhưng tình trạng buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... vẫn xuất hiện nhiều ở khu vực nội địa của tỉnh Quảng Ninh; trong đó có Chợ trung tâm Uông Bí (TP Uông Bí, Quảng Ninh).
Để có được những thông tin về một số bất cập trong công tác quản lý và kinh doanh hàng hoá tại Chợ trung tâm Uông Bí nhóm phóng viên Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã có nhiều tuần khảo sát, nắm bắt thông tin về hoạt động trao đổi hàng hoá tại đây.
Tại thời điểm khảo sát, Chợ trung tâm Uông Bí đang công khai bày bán nhiều sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn tiếng Việt, hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.
Cụ thể, tại Chợ trung tâm Uông Bí, hàng hoá ở đây có đủ các thể loại từ đồ điện tử, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, hoá - mỹ phẩm, đồ trang sức, quần áo các loại, được bày bán công khai. Điều đáng nói là rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu, không có nhãn phụ tiếng Việt, hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam, đồ chơi trẻ em không có tên sản phẩm, trên bao bì không in xuất xứ rõ ràng tên. Điều này khiến người tiêu dùng khó nhận biết được.
Ông Vũ Thành Tính, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh (Đơn vị phụ trách địa bàn Chợ trung tâm Uông Bí) chia sẻ một thông tin khá bất ngờ: “Từ đầu năm đến nay chúng tôi chủ yếu thực hiện công tác tuyên truyền, chứ chưa xử phạt hộ kinh doanh nào trong chợ''.
Nghiêm trọng hơn, các tiểu thương trong chợ còn bày bán nhiều đồ chơi bạo lực, đồ chơi vi phạm thuần phong mỹ tục bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay như: Súng nén bằng lò xo, bắn đạn nhựa và cao su; các loại đồ chơi có hình dạng giống kiếm, dao găm, cung - nỏ…
Theo chia sẻ của một số tiểu thương đang kinh doanh tại đây cho hay: Hàng hoá ở đây chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Một số gian hàng muốn bán được cần phải làm luật. Mỗi khi lực lượng chức năng đi kiểm tra thì họ sẽ được báo trước để tránh bị phạt và thu giữ hàng hoá vi phạm.
Một tiểu thương chia sẻ: Trừ khi lực lượng Quản lý thị trường của tỉnh về thì sẽ làm điểm một vài nhà. Với trường hợp này tất cả những nhà còn lại sẽ cùng đóng góp cho nhà đó nộp phạt.
Tiểu thương chia sẻ rằng hàng hoá ở đây chủ yếu nhập từ Trung Quốc, không có hoá đơn.
Sau nhiều lần khảo sát, ngày 2/5/2023 chúng tôi đã cung cấp thông tin và hình ảnh vi phạm hàng hóa tới ông Nguyễn Đình Hưng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh và được ông cho biết: “Chúng tôi nghiêm túc tiếp thu ý kiến và tư liệu mà phóng viên CHG cung cấp. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ cử lực lượng cơ động xuống địa bàn để kiểm tra, xử lý vấn đề nêu trên. Nếu phát hiện cán bộ có hành vi bảo kê, bao che cho sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Đối với các sai phạm về hàng hóa đang tồn tại tại Chợ trung tâm Uông Bí sẽ được chấn chỉnh và quy trách nhiệm cho cán bộ quản lý thị trường phụ trách địa bàn”.

Ông Nguyễn Đình Hưng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh chia sẻ với phóng viên: “Chúng tôi nghiêm túc tiếp thu ý kiến và tư liệu mà phóng viên CHG cung cấp".

Ông Hoàng Văn Minh, Trưởng ban Quản lý Chợ trung tâm Uông Bí thì thừa nhận: Mặc dù thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền để các tiểu thương trong chợ không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… nhưng nghiệp vụ để phân biệt hàng thật, hàng giả của chúng tôi vẫn còn hạn chế. Chúng tôi rất cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng khác để chấn chỉnh tình trạng nêu trên”.
Tiếp tục chia sẻ những thông tin nói trên đến ông Vũ Thành Tính, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh (Đơn vị phụ trách địa bàn Chợ trung tâm Uông Bí). Chúng tôi được ông chia sẻ một thông tin khá bất ngờ: “Từ đầu năm đến nay chúng tôi chủ yếu thực hiện công tác tuyên truyền, chứ chưa xử phạt hộ kinh doanh nào trong chợ. Chúng tôi tiếp thu ý kiến của phóng viên CHG và sẽ cho kiểm tra trong thời gian tới”.
Đã từ lâu, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng gian lận thương mại và hàng nhập lậu... là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hành vi trên của các tiểu thương tại Chợ trung tâm Uông Bí nếu không được xử lý triệt để, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, cũng như tính minh bạch của thị trường hàng hóa. Đồng thời, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính. Việc Chợ trung tâm Uông Bí đang tràn lan các vi phạm về hàng hóa nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng quản lý thị trường phụ trách địa bàn lại chưa xử phạt trường hợp nào càng khiến người dân cho rằng chia sẻ của nhưng tiểu thương nơi đây là có cơ sở.
Ông Hồ Quang Thái, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết: Nghị định số 98/2020/ NĐ- CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định cụ thể về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng… mức phạt có thể lên đến 200 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Nghị định này cũng quy định buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật…
Nghị định 98/2020/ NĐ-CP áp dụng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện, mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Phạt tiền gấp hai lần: Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.
Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3