Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước đối diện nhiều rào cản


(CHG) Dù là khu vực có tiềm lực mạnh về tài chính, quy mô nhưng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều thách thức và rào cản, từ chuyển đổi mô hình đến vận hành sản xuất.
Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước.
Hội thảo “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước: Cơ hội và thách thức”. Ảnh: H.D

Thực tế, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, qua đó hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp nhà nước rút ngắn khoảng cách về tốc độ chuyển đổi số. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức trong việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số, đặc biệt là xây dựng các mô hình kinh doanh mới hoặc triển khai những hệ sinh thái về mô hình kinh doanh, tầm quan trọng của doanh nghiệp công nghệ số trong vai trò là động lực chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực...
Tại hội thảo “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước: Cơ hội và thách thức” do Báo Điện tử VOV - Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức vào ngày 26/7/2023, ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện chiến lược chuyển đổi số, Hội truyền thông số Việt Nam cho hay, các doanh nghiệp có vốn nhà nước có những quy định tổ chức rất khác với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp FDI, đồng thời có hành lang pháp lý, những quy định, quy chế và cách thức kiểm soát rất chặt chẽ.
Vì thế, đây là yếu tố tạo nên những rào cản trong việc chuyển đổi cách thức tổ chức để chuyển đổi số bởi không phải muốn chuyển đổi như thế nào cũng được, muốn chuyển đổi là chuyển đổi được ngay và sự chuyển đổi cũng chịu rất nhiều ràng buộc, không dễ để chuyển đổi thành công.
Hơn nữa, ông Giang cũng nêu, do sự chuyển đổi mô hình tổ chức khó khăn nên chính quá trình này cũng tạo ra nhiều điểm khó khăn trong việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số, đặc biệt trong việc xây dựng các mô hình kinh doanh mới hoặc triển khai những hệ sinh thái về mô hình kinh doanh.
Ngoài ra, việc chuyển đổi cách vận hành cũng làm phát sinh những khoản đầu tư lớn và với đặc điểm về sự chặt chẽ trong việc kiểm soát quá trình đầu tư dẫn tới hệ quả là thời gian ra quyết định chậm, thủ tục nhiều nên việc xây dựng các sáng kiến số theo mô hình phát triển nhanh “Agile” hoặc xây dựng những hệ sinh thái đầu tư mới để thử nghiệm trở nên khó khăn do chưa có hành lang pháp lý cho quá trình này.
Viện trưởng Viện chiến lược chuyển đổi số cũng nhấn mạnh những trở ngại trong hành lang pháp lý về quy trình, quy định cũng như cơ chế về việc thay đổi và áp dụng những mô hình tổ chức, mô hình nghiệp vụ, mô hình dữ liệu, mô hình vận hành…
Nên theo chuyên gia, chính việc thiếu kiến trúc này dẫn đến việc chuyển đổi số không phát huy tối đa những lợi thế trong quá trình ứng dụng vào vận hành thực tế để chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện doanh nghiệp sang bản chất kinh doanh mới – trở thành một doanh nghiệp số.
Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng không có mô hình “may sẵn” cho chuyển đổi số của doanh nghiệp nhà nước, bởi chuyển đổi số là một tiến trình, không phải là một mô hình, hay phương thức.
Theo ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel, tuỳ thuộc vào mỗi đặc thù doanh nghiệp, chuyển đổi số có các xuất phát điểm khác nhau. Các doanh nghiệp cần đánh giá hiện trạng cụ thể để xây dựng chiến lược và lộ trình phù hợp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cho rằng, doanh nghiệp nhà nước cần chuyển đổi tư duy, định hướng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải chủ động đổi mới và sáng tạo dựa trên những khung khổ mang tính quy luật và nguyên tắc của tiến trình chuyển đổi số để định hình nên chiến lược và mô hình chuyển đổi phù hợp. Bởi chuyển đổi số các quy trình hoạt động giúp tăng năng suất, tăng hiệu quả, tăng cường các kỹ năng mới trong tác nghiệp, trong phát triển sản phẩm, trong dịch vụ khách hàng…
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3