Có nên cấp phép quá nhiều đầu mối xăng dầu?


(CHG) Đây là một trong những vấn đề ĐBQH Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội) đặt ra để tranh luận với Bộ trưởng Bộ Công thương về công tác điều hành thị trường xăng dầu tại phiên chất vấn sáng 5/11 vừa qua.

Sửa quy định điều hành giá xăng dầu cho phù hợp hơn với thực tiễn
Đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công thương trong việc khắc phục tình trạng rối loạn về thị trường xăng, dầu ở Việt Nam hiện nay, đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu rõ, theo Nghị định số 95/2021/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3.9.2014 về kinh doanh xăng dầu - PV), thì giá xăng, dầu điều hành hiện nay là lấy giá bình quân của giá thế giới 10 ngày trước để tính giá trong nước cho 10 ngày sau. Như vậy, giá bình quân trong nước sẽ chênh lệch tăng - giảm so với giá thế giới đến 20 ngày là đã lạc hậu và không phù hợp. “Có thể năm 2021 phù hợp, nhưng bây giờ lại không phù hợp nữa. Rất mong Bộ xem xét”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội) chất vấn bộ trưởng. Ảnh: Quochoi.vn

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định: “đang thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành”. Và đúng là Nghị định số 95/2021/NĐ-CP quy định là 10 ngày chúng ta điều chỉnh giá xăng, dầu một lần, và căn cứ điều chỉnh là tính giá bình quân 10 ngày trước của thị trường thế giới. Đó là trong những lúc bình thường và thời điểm ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.
Đây không phải lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tư này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình trước Quốc hội về công tác điều hành xăng dầu. Trước đó, trong phát biểu ngày 28.10 tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng cũng đã nêu rõ, vì thị trường xăng dầu rất dị biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay, nên đã bộc lộ những khiếm khuyết trong quy định hiện hành. Chính phủ cũng đã nhận thấy điều này và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu để sửa Nghị định số 95/2021/NĐ-CP cho phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, “thế giới thay đổi hàng ngày, thậm chí là hàng giờ, cho nên chúng ta có cố gắng đến đâu thì bao giờ quy định pháp luật cũng có độ trễ so với thực tiễn. Chúng tôi cũng hy vọng là tới đây được Chính phủ và cấp có thẩm quyền giao sẽ phối hợp với các bộ, ngành để sửa quy định này cho sát hơn với tình hình, còn nếu đáp ứng được với tình hình thay đổi hàng giờ thì đó là điều chúng ta luôn mong muốn”.
Cũng theo Bộ trưởng, việc điều hành theo ngày là hướng chỉ đạo của Chính phủ. Do đó, thời gian tới, Bộ sẽ nghiên cứu để chỉ đạo sát hơn với tình hình, nếu như 10 ngày không phù hợp thì có thể rút xuống 5 ngày. Thậm chí, “nếu lấy ý kiến rộng rãi người dân và các đối tượng chịu sự tác động mà thấy rằng, điều chỉnh theo ngày là ý kiến đa số, thì chúng tôi sẽ nghiên cứu để tham mưu cho cấp có thẩm quyền”, Bộ trưởng nói.
Giải trình làm rõ những vấn đề đại biểu quan tâm tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, mấy ngày qua tình hình xăng dầu trên toàn thế giới và trong nước lại tiếp tục có những diễn biến mới. Trong đó, tỷ giá ngoại tệ mạnh để có thể nhập khẩu được xăng dầu như USD và euro liên tục thay đổi, đều tăng 0,75 điểm phần trăm trong tuần qua, dự báo có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong một vài tuần tới, lên tới ngưỡng khoảng 4,25% đối với đồng USD và ngưỡng trên dưới 5% đối với đồng euro. Đây là những khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Cùng với đó, thì việc tiếp cận vốn ngoại tệ để được bảo lãnh nhập, hỗ trợ thanh toán của các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối cũng còn khó khăn do nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện cho vay và bảo lãnh của các ngân hàng.
Những khó khăn nêu trên đã làm cho tình trạng đứt gãy cục bộ nguồn cung trong hệ thống tiếp tục diễn ra thêm ở một số nơi, nhất là những thành phố lớn tập trung đông dân cư. Khẳng định thực tế này, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chức năng vào cuộc và “đến giờ này mỗi ngành chức năng đều đã và đang làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của mình”. Chiều qua (ngày 4/11 - PV), Bộ Tài chính đã chính thức có dự kiến phương án điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam để lấy ý kiến của Bộ Công thương. Cũng ngay trong chiều qua, Bộ Công thương đã có ý kiến đồng thuận với Bộ Tài chính. Như vậy, “nếu không có gì thay đổi lớn thì trong kỳ điều hành 11.11 này, những chi phí phát sinh sẽ được cập nhật và đây cũng là một tháo gỡ tương đối tốt”, Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Hồ Long

Có lẽ cũng không cần quá nhiều thương nhân phân phối...
Liên quan đến ý kiến cử tri phản ánh về việc cấp phép đầu mối xăng dầu, đại biểu Nguyễn Anh Trí thẳng thắn, trong thời gian vừa qua Bộ Công thương đã cấp phép tràn lan quá nhiều, đến 36 đầu mối xuất nhập khẩu xăng, dầu và hơn 330 thương nhân phân phối xăng, dầu, trong khi Nhật Bản chỉ có 5 đầu mối, Trung Quốc 4-6 đầu mối. Điều này đã dẫn đến hệ lụy là rất khó quản lý, đại biểu chỉ rõ.
Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng cho biết, “quy định của Nghị định 83 và Nghị định 95 là thế, cho nên chúng ta đã thực hiện việc cấp phép trong những năm vừa qua”. Đặc biệt, theo Bộ trưởng, từ khi về nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Công thương đến nay, thì ông là người đưa ra trong Ban cán sự Đảng Chính phủ và lãnh đạo Bộ thống nhất là không cấp thêm, chỉ cấp đổi giấy phép, tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn chứng minh đủ các điều kiện. Và đến bây giờ, “đặt trên bàn của lãnh đạo Bộ cả chục hồ sơ như thế”, Bộ trưởng thông tin.
Từ thực tiễn quá trình điều hành thị trường xăng dầu, Bộ trưởng cũng thấy rằng, “hệ thống kinh doanh xăng, dầu của chúng ta hiện đang rất đa tầng nấc thì sẽ rất rối trong những tình huống như thế này, đặc biệt nhiều tầng nấc cũng sẽ bị tăng chi phí và dứt khoát là phải cộng vào giá bán lẻ”. Do đó, trong hướng sửa đổi tới, phải sắp xếp lại hệ thống từ doanh nghiệp đầu mối, và “có lẽ cũng không cần quá nhiều thương nhân phân phối, mà từ đầu mối đến đại lý và cửa hàng bán lẻ - như vậy sẽ giảm được tầng nấc”, Bộ trưởng đề xuất.
Ngay sau phần giải trình của Bộ trưởng, trong báo cáo trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước tại phiên chất vấn chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nêu rõ, thời gian gần đây, do giá và nguồn cung xăng dầu tiếp tục biến động nhanh, chu kỳ ngắn, khó dự báo, chi phí đầu vào tăng, trong khi đó các cơ quan chức năng chậm điều chỉnh định mức chi phí, sử dụng Quỹ Bình ổn giá chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến hoạt động kinh doanh khó khăn, gây thiếu nguồn cung tại một số địa phương. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời ứng phó hiệu quả với diễn biến nhanh, phức tạp của thị trường quốc tế, trong nước.
Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan liên quan phản ứng chính sách kịp thời, phối hợp hiệu quả để khắc phục bằng được hạn chế, yếu kém nêu trên, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong mọi tình huống. Khẩn trương rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu..., Thủ tướng nhấn mạnh. 
Thực tế vừa qua cho thấy, trước tình hình giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, Chính phủ đã chủ động kịp thời giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo thẩm quyền và đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 2 lần đối với xăng dầu để giảm giá, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Đây là những quyết đáp rất kịp thời, cho thấy sự đồng hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ trước những diễn biến nhanh, khó lường của thực tiễn cuộc sống.
Mong rằng, trong thời gian tới, những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra sẽ được Chính phủ, các bộ, ngành chức năng xem xét thấu đáo và khắc phục triệt để, bảo đảm nguồn cung xăng dầu ổn định cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong mọi tình huống, như khẳng định của Thủ tướng Chính phủ.
Và một trong những hạn chế cần được xem xét, như đại biểu Nguyễn Anh Trí đã chỉ ra, là có nên cấp phép quá nhiều đầu mối xuất nhập khẩu và thương nhân phân phối xăng dầu hay không? Bởi, như thừa nhận của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, thì “nhiều tầng nấc cũng sẽ bị tăng chi phí và dứt khoát là phải cộng vào giá bán lẻ”.

Nguồn: https://daibieunhandan.vn/dien-dan-quoc-hoi-va-cu-tri/co-nen-cap-phep-qua-nhieu-dau-moi-xang-dau-i306628/

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Vĩnh long: Kiểm tra xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh long chỉ đạo các đội quản lý địa bàn thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm về hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, hàng hóa có nhãn ghi không đủ các nội dung bắt buộc, xử lý vi phạm hành chính thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3