Cơ quan chức năng vào cuộc xử phạt doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hai đầu mối


(CHG) Từ thông tin của phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại về việc Công ty TNHH MTV Đoàn Hải kinh doanh xăng dầu hai đầu mối, cơ quan chức năng tỉnh Nam Định đã tiến hành kiểm tra và xử lý 02 doanh nghiệp với tổng số tiền hơn 130 triệu đồng. 

Thông tin Cục Quản lý thị trường Nam Định xử lý các tổ chức phân phối, mua xăng dầu ngoài hệ thống được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương.

Cơ quan chức năng vào cuộc nhanh chóng
Ngày 10/03/2023, Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã có bài viết “Ghi nhận “nóng” về kinh doanh xăng dầu vi phạm pháp luật và hệ lụy” tại tỉnh Nam Định. Sau đó, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nam Định đã tiến hành xác minh vụ việc.
Theo đó, Cục QLTT tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Đội QLTT số 3 và Đội QLTT số 5 khẩn trương tiến hành thẩm tra, xác minh thông tin, kịp thời lập phương án kiểm tra đột xuất.

Cửa hàng xăng dầu Chợ Trâu Hải Hưng, thuộc Công ty TNHH MTV Đoàn Hải mua bán xăng dầu hai đầu mối.

Quá trình thẩm tra, xác minh và thu thập thông tin có cơ sở kết luận Công ty TNHH MTV Đoàn Hải đã mua của Công ty TNHH thương mại - xăng dầu Bình Minh Phát 800 lít xăng A95. Điều đáng quan tâm là Công ty TNHH thương mại – xăng dầu Bình Minh Phát không phải là thương nhân phân phối xăng dầu của Công ty TNHH MTV Đoàn Hải. Đội QLTT số 5 đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình Cục QLTT tỉnh Nam Định xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 14/03/2023, Cục QLTT tỉnh Nam Định ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Đoàn Hải số tiền phạt và số thu lợi bất chính là hơn 50 triệu đồng. Ngày 17/03/2023, Cục QLTT tỉnh Nam Định đã ban ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH thương mại – xăng dầu Bình Minh Phát số tiền phạt và số thu lợi bất chính là hơn 80 triệu đồng.
Hai doanh nghiệp trên đã chấp thuận thực hiện quyết định xử phạt của Cục QLTT tỉnh Nam Định. Hiện tại, Đội QLTT số 3 cũng đang hoàn thiện hồ sơ trình Cục QLTT tỉnh Nam Định xem xét, xử lý Doanh nghiệp tư nhân Vượng Hân, địa chỉ: Xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và Doanh nghiệp tư nhân Hồng Tiến, địa chỉ: Xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Cũng theo thông tin của Cục QLTT tỉnh Nam Định đưa trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Quản lý thị trường, để đảm bảo chữ “tín” với khách hàng nên doanh nghiệp phải mua xăng dầu ngoài hệ thống phân phối để có nguồn hàng duy trì, phục vụ người tiêu dùng và phát triển sản xuất. Các doanh nghiệp cũng nhận thấy việc làm trên không đúng theo quy định của pháp luật, đã nghiêm túc rút kinh nghiệm và cam kết không tái phạm.

Xe bồn chở xăng dầu chứa 800 lít liệu đã chính xác?
Sau kết quả xử lý của Cục QLTT tỉnh Nam Định, trao đổi với phóng viên Tạp chí CHG, ông N.T.Đ. (tên nhân vật đã được thay đổi), một thương nhân phân phối xăng dầu tại khu vực phía Bắc cho hay: Việc Cục QLTT tỉnh Nam Định xử lý hành vi kinh doanh xăng dầu hai đầu mối với 02 doanh nghiệp trên thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định khối lượng mua bán hàng hóa của cơ quan chức năng đối với 02 doanh nghiệp này là chưa chính xác. Bởi việc thiết kế xe bồn chở xăng dầu hầu hết tối thiểu phải 2.000 lít/1 ngăn. Thương nhân phân phối chở 800 lít xăng dầu đi cung cấp cho thương nhân bán lẻ là trường hợp khó có thể xảy ra, nếu xảy ra thì chỉ có thể là việc doanh nghiệp cung ứng sử dụng thùng phi để cung cấp hàng.

Xe bồn biển số 18C - 07999 đang tiến hánh cấp xăng vào bể chứa của Cửa hàng xăng dầu Chợ Trâu Hải Hưng.

Bên cạnh đó, ông Đ. cũng cho hay: “Khi giao nhận hàng hóa, các đơn vị kinh doanh xăng dầu thường xuyên tính theo khoang, mỗi khoang đều có dung tích cụ thể... Những người trong nghề như chúng tôi sau khi đọc thông tin xử lý của cơ quan chức năng đánh giá việc ghi biên bản 800 lít xăng A95 là chưa thực sự khách quan, không đúng với thực tế và thiếu cơ sở... Bởi khi giao hàng phải có biên bản giao hàng, có dung tích xe, có phiếu xuất hàng, có hóa đơn chứng từ cụ thể. Nếu không đầy đủ các yếu tố trên thì đồng nghĩa với việc có thể là xăng dầu bất hợp pháp, hàng lậu.
Cũng theo ông Đ. chia sẻ: “Lực lượng chức năng tỉnh Nam Định cần phải xác minh thực tế xe chở xăng dầu. Vì theo thông tin phóng viên cung cấp có nêu cụ thể về biển số xe, ngày, giờ nhập xăng dầu. Nếu Cục QLTT căn cứ vào hóa đơn doanh nghiệp cung cấp để đưa ra quyết định xử phạt, điều đó có thể dẫn tới việc bỏ lọt hành vi trong công tác xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu”.
Có thể nói, để xảy ra tình trạng trên có một phần trách nhiệm không nhỏ của các đơn vị liên quan, trong đó lực lượng kiểm tra, kiểm soát, giám sát lưu thông hàng hóa trên thị trường là cơ quan QLTT và các đơn vị nhượng quyền thương mại kinh doanh xăng dầu: Công ty cổ phần Xăng dầu Dầu khí Nam Định và Công ty
Xăng dầu Hà Nam Ninh - Petrolimex Nam Định.
Việc cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nhanh chóng vào cuộc xử lý doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hai đầu mối là việc làm đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý các hành vi vi phạm cần phải thực sự khách quan và quyết liệt./.

Theo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Quản lý thị trường, Cục QLTT tỉnh Nam Định cũng đã khuyến nghị đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nam Định nên nhập nguồn hàng trong hệ thống phân phối để tránh gây thiệt hại về uy tín và lợi ích của các doanh nghiệp.
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3