Đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý và chống thất thu thuế


(CHG) Việc áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) trong quản lý thuế là xu thế tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế, đảm bảo thống nhất trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của công chức Thuế, cơ quan Thuế vào việc quyết định các biện pháp đối với người nộp thuế, nâng cao tính công khai, minh bạch.
Phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT theo 3 nhóm
Thực tế thời gian qua cho thấy, một bộ phận người nộp thuế lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách đã thành lập DN chỉ để thực hiện hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn khống, bất hợp pháp. Thông qua công tác quản lý thuế, cơ quan Thuế đã nhận diện những hành vi vi phạm pháp luật điển hình của một số DN, tổ chức, cá nhân có động cơ, mục đích sử dụng hoá đơn điện tử bất hợp pháp để chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách nhà nước (NSNN) như: xuất khống, mua bán hóa đơn, trong đó có trường hợp sử dụng hóa đơn giả để trục lợi; lập hóa đơn sai quy định để hợp thức hóa, giảm chi phí đầu vào để giảm thuế phải nộp, kê khai không đúng, không đủ; không xuất hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu... Ngoài ra, một số DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng đã mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT, kê khai khống chi phí được trừ nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), gây thất thu cho NSNN.

Áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo thống nhất trong công tác hoàn thuế GTGT, nâng cao tính công khai, minh bạch. Ảnh: ST
 
Để ngăn chặn các hành vi, thủ đoạn gian lận hoàn thuế GTGT ngày càng tinh vi, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 1388/QĐ-TCT ngày 18/9/2023 về việc áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Theo đó, kể từ ngày 25/10/2023, cơ quan Thuế bắt đầu thực hiện việc áp dụng QLRR trong công tác hoàn thuế GTGT trong phạm vi cả nước. Việc phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế dựa trên Bộ chỉ số tiêu chí gồm 3 nhóm: nhóm chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm trước hoàn sau; nhóm chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo phương pháp chấm điểm rủi ro; nhóm chỉ số tiêu chí theo yêu cầu quản lý của cơ quan Thuế.
Theo Tổng cục Thuế, việc áp dụng QLRR trong quản lý thuế là xu thế tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế. Việc áp dụng QLRR đảm bảo thống nhất trong công tác hoàn thuế GTGT, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của công chức thuế, cơ quan Thuế vào việc quyết định các biện pháp đối với người nộp thuế, nâng cao tính công khai, minh bạch, vừa khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế, đồng thời góp phần phòng chống gian lận, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Ngay sau khi ban hành Quyết định 1388/QĐ-TCT, Tổng cục Thuế đã tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT cho các cục thuế địa phương. Để triển khai áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT có hiệu quả, Phó Tổng cục trưởng Đặng Ngọc Minh yêu cầu Tổng cục Thuế là đầu mối triển khai hệ thống ứng dụng và hỗ trợ cục thuế địa phương triển khai và xử lý các vướng mắc phát sinh sau quá trình triển khai ứng dụng. Bên cạnh đó, cục thuế địa phương triển khai thực hiện kiểm soát, theo dõi, đánh giá việc rà soát, kiểm tra các trường hợp rủi ro xác định từ kết quả phân tích trên hệ thống theo đúng quy định.
Lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro
Tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, ngay sau khi Quyết định 1388/QĐ-TCT được ban hành, Cục Thuế đã triển khai tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng tới toàn thể cán bộ công chức các phòng, chi cục thuế để nắm bắt, hiểu rõ và triển khai áp dụng QLRR liên quan tới công tác hoàn thuế GTGT. Đồng thời, thành lập Tổ triển khai áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT nhằm thực hiện rà soát, đánh giá kết quả phân tích từ hệ thống để thực hiện theo hướng dẫn áp dụng QLRR trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế; kiểm soát, theo dõi, đánh giá việc rà soát, kiểm tra các trường hợp rủi ro xác định từ kết quả phân tích trên hệ thống theo đúng quy định; tiếp nhận và phối hợp với Tổ triển khai Tổng cục giải đáp vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai.
Việc QLRR trong công tác hoàn thuế GTGT áp dụng đối với hồ sơ hoàn thuế dự án đầu tư và hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Kết quả đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT là căn cứ để quyết định kiểm tra trước hoàn thuế sau đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT của người nộp thuế được xếp hạng rủi ro cao; xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo mức độ xếp hạng rủi ro của người nộp thuế.
Ngoài ra, việc phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT còn giúp chuẩn hóa nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất trong công tác lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro để phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Bên cạnh đó, việc phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT cũng góp phần đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa công tác lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Trên cơ sở ý kiến tham gia của các địa phương, Tổng cục Thuế đang xây dựng quy trình áp dụng QLRR lựa chọn hồ sơ khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB để kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế; bộ chỉ số tiêu chí áp dụng QLRR tổng thể đối với người nộp thuế là tổ chức, DN; bộ chỉ số tiêu chí áp dụng QLRR lựa chọn người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân để kiểm tra về hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Hiện nay, Tổng cục Thuế và các đơn vị liên quan đang rà soát, hoàn thiện để đưa các bộ tiêu chí QLRR này vào thực tiễn, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, đồng thời tạo thuận lợi tối đa cho các DN, cá nhân chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3