Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp xanh.


(CHG) - Đó là nội dung đã được Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) – Ông Lê Duy Minh nêu ra trong Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, vừa được tổ chức vào sáng ngày 20/7.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Duy Minh cho biết, VFAEA hiện có 747 hội viên, trong đó 117 hội viên, 630 hội viên cá nhân. Mới kết nạp trong 6 tháng đầu năm 2024 là 17, trong đó có 2 hội viên tổ chức và 15 hội viên cá nhân).
Cùng với đó, tổ chức có tư cách pháp nhân 08; Phòng, ban, đơn vị trực thuộc 05 gồm Ban Kiểm tra, Văn phòng trung ương Hiệp hội, Hội Trang trại và Làng nghề tỉnh Nghệ An, Hội ngành nghề Nông nghiệp Tp.HCM, Trung tâm Hỗ trợ Trang trại và DN Việt Nam…
Ngoài ra VFAEA cũng đã có văn phòng đại diện tại các khu vực phía Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và Trung bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long.
ldm
Ông Lê Duy Minh - Chủ tịch VFAEA phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh: Hải Uyên)
Theo ông Lê Duy Minh, hiện nay VFAEA luôn quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Bộ NNPTNT. VFAEA đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp, chủ trang trại, cùng phối hợp tổ chức cả hội nghị, hội thảo khoa học có sự tham đạo của lãnh đạo nghành và Trung ương.
Đồng thời, VFAEA cũng tổ chức các chuyến tham quan trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tại các cơ sở nuôi trồng, trang trại các loại cây trồng đặc sản như cà phê, sầu riêng, cây dược liệu,…tại một số tỉnh thành như: Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, cần thơ.…,
Qua đó, không chỉ góp phẩn quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP lợi thế của nghiệp địa phương. Mà còn tạo mối liên kết các doanh nghiệp để phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, dần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kết nối ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Ngoài ra, VFAEA cũng thông qua Hội ngành nghề Nông nghiệp Tp.HCM để tố chức triển lãm, cuộc thi về thú cưng, bonsai, cá kiểng… hoặc thành lập cơ sở dạy nghề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.
Đồng thời, tham gia sàn thương mại điện tử của Bộ Công thương, tham gia Trung tâm bán buôn Nông sản Việt Nam.... và tăng cường gặp gỡ, trao đổi, kết nối với các đoàn doanh nghiệp trong và ngoài nước như Hàn quốc, Trung quốc, Hoa kỳ,…để giới thiệu và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các địa phương.
hoi nghi
VFAEA sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế theo hướng nông nghiệp xanh (Ảnh: Hải Uyên)
Song song với nghiệp vụ chuyên môn, Hiệp hội còn phối hợp với tổ chức quốc tế như USAID, mở các lớp huấn luyện, như: “Xây dựng và phổ biến  phần mềm quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tổ Yến”, “Kết nối tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp địa phương tại Tp. HCM và các tỉnh ĐBSCL tại Cần Thơ…” cho cán bộ và các doanh nghiệp trong ngành ở các tỉnh tham dự.
Ông Lê Duy Minh đồng thời cũng cho biết, để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng, VFAEA hiện đã có giấy phép xuất bản Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam. tạp chí này đã xuất bản được 03 kỳ gồm số Xuân 2024, số tháng 4 và số tháng 6. Tạp chí được in 4 màu, số lượng phát hành từ 800 cuốn đến 1400 cuốn/kỳ.
Về kế hoạch 6 tháng cuối năm, cũng như góp phần hoàn thành tốt vai trò Hội trong việc khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, trang trai. Cũng như chờ giấy phép hoạt động của tạp chí điện tử, ông Lê Duy Minh yêu cầu, các bài viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ được đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp. Nội dung phải bám sát tôn chỉ mục đích, phản ánh toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp và trang trại.
Còn về hoạt động của Hiệp Hội, sẽ tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội III (nhiệm kỳ 2020-2025) của Hiệp hội, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động hội viên và nông dân thực hiện chủ trương chính sách phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo chương trình Nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao,….
Đồng thời, tập trung mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kết nối ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp
Nhân dịp này, Hiệp hội kết nạp thêm 5 hội viên mới và thống nhất tiếp nhận, bổ sung thêm một Phó tổng biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam phía Nam…
Còn lại: 1000 ký tự
Ninh Thuận: Xử phạt 5 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 6/9, Đội Quản lý Thị trường (QLTT) Số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng số tiền phạt lên đến 20 triệu đồng. Các cơ sở này bị phát hiện kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Xem chi tiết
Đồng Nai: Phát hiện hơn 1 ngàn bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại Biên Hoà

(CHG) Ngày 31/8, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đồng Nai) phối hợp với Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Sở Y tế Đồng Nai) lập hồ sơ xử lý vụ phát hiện một cơ sở sản xuất bánh trung thu tại phường Tam Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xem chi tiết
389 Tiền Giang: Kiểm tra phát hiện và xử lý gần 980 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước số tiền gần 25 tỷ đồng

(CHG) Đoàn kiểm tra liên ngành 389 Tiền Giang do Đội Quản lý thị trường số 6 chủ trì kiểm tra cơ sở kinh doanh mỹ phẩm, phát hiện các cơ sở đang kinh doanh trên 100 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm là hàng hóa nhập khẩu, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Xem chi tiết
Hậu Giang: Xử phạt gần 400 triệu đồng vi phạm kinh doanh trà hàng hóa thành phẩm, nguyên liệu sử dụng để sản xuất không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện Công ty TNHH T.D.H.G sử dụng tài khoản “tieucatday” trên nền tảng Tiktok và website http://shopee.vn/trantieucat để giới thiệu sản phẩm và bán hàng trực tuyến nhưng chưa thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Xem chi tiết
Vĩnh long: Kiểm tra 74 vụ, xử lý 53 vụ với số tiền xử phạt gần 300 triệu đồng

(CHG) Trong tháng 8 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long thực hiện kiểm tra phát hiện nhiều hành vi vi phạm về Buôn bán hàng cấm, về nhãn hàng hóa, hàng hóa không có dấu hợp quy, hoạt động thương mại điện tử bán hàng, sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ…đã xử lý 53 vụ với số tiền xử phạt gần 300 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3