Hiện thực hóa “Vườn ẩm thực cộng đồng” để tới gần với mục tiêu ngành nông nghiệp xanh


(CHG) - Mới đây, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (Foodbank Việt Nam) đã ký kết hợp tác với Đại học Nông Lâm TP.HCM về “Chương trình phát triển nông nghiệp và thực phẩm định hướng xanh và bền vững”. Nhân dịp này,“Vườn ẩm thực cộng đồng” tại Đại học Nông Lâm cũng chính thức đi vào hoạt động.
Theo đó, hai bên ký kết hợp tác dựa trên biên bản thỏa thuận hợp tác thông qua 5 hợp phần chính trong hoạt động phát triển nông nghiệp và thực phẩm định hướng xanh và bền vững.
Nội dung của Biên bản ghi nhớ, cụ thể: Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp nâng cao công nghệ trong nông nghiệp và thực phẩm cộng đồng hướng đến nông nghiệp xanh. Trong đó, chú trọng giảm lượng phân bón sản xuất từ hóa chất, tận dụng nguồn rác hữu cơ làm phần bón, kết hợp sử dụng các phương pháp canh tác mới; quan tâm đặc biệt đến các dự án, ý tưởng mới trong sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm;…
Lễ Ký kết
Lễ ký kết giữa Foodbank Việt Nam và NLU có sự tham dự của ông Jensen, Bộ Trưởng Bô Nông nghiệp Đan Mạch  - Một đối tác lớn về chương trình phát triển nông nghiệp sạch của Việt Nam  (Ảnh: Hải Uyên)
Hai bên hợp tác đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến nông nghiệp xanh thông qua các khóa học, các buổi thảo luận hoặc hội thảo về các phương pháp canh tác hiệu quả từ thực tiễn.
Tổ chức hợp tác phát triển mạng lưới nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Hoạt động này được thực hiện thông qua các dự án, hoạt động thực tế của các câu lạc bộ tình nguyện.
Ươm tạo phát triển các sản phẩm nông nghiệp xanh thông qua hoạt động khuyến khích và tạo điều kiện cho các dự án phát triển sản phẩm nông nghiệp xanh và thực phẩm hữu cơ. Đồng thời, chủ động tạo ra các mô hình xanh trong trường -  vườn xanh cộng đồng thông qua việc phối hợp, đồng hành trong các hoạt động hỗ trợ cho nông dân và các đối tượng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp dưới nhiều hình thức.
Phát biểu tại Lễ ký kết, PGS.TS Nguyễn Tất Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - Lâm TP.HCM chia sẻ,“ Nhằm hiện thực hóa “Vườn ẩm thực cộng đồng” để tới gần với mục tiêu ngành nông nghiệp xanh, việc hợp tác cùng FoodbankViệt Nam để triển khai mô hình này, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống qua việc sử dụng những sản phẩm hữu cơ. Đồng thời, đây cũng là một môi trường để các em sinh viên được trải nghiệm thực tế thông qua các lớp tập huấn, đào tạo. Từ đó, giúp các em nhận thức và góp phần tạo ra môi trường phát triển thực phẩm bền vững trong thời gian tới”.
Hữu cơ
"Vườn ẩm thực cộng đồng" của NLU sẽ giảm thiểu hơn 30 triệu kg phát thải CO2 khi chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ (Ảnh: Hải Uyên)
Ông Nguyễn Tuấn Khởi - Chủ tịch Food Bank Việt Nam cũng cho biết, “Dự án Vườn thực phẩm cộng đồng là một trong những dự án tâm huyết mang tính lâu dài, bền vững mà Food Bank Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng là một trong những hoạt động và mô hình nổi bật về chuyển đổi xanh trên thế giới và tại Việt Nam. Chúng tôi đã sáng lập và phát triển mô hình này trong định hướng phát triển xanh và chuyển đổi xanh bền vững trong hệ thống thực phẩm.
Được biết, Foodbank Việt Nam là một tổ chức phi lợi nhuận ra đời năm 2016, với sứ mệnh thúc đẩy nỗ lực phát triển thực phẩm bền vững, góp phần cân bằng lương thực tại Việt Nam, tiến đến định hướng xanh hóa trong phát triển bền vững. Đồng thời, góp phần thúc đẩy các hoạt động cộng đồng và thực hiện các hoạt động chống lãng phí thực phẩm.
Foodbank Việt Nam hiện là thành viên của Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm toàn cầu với hơn 50 nước thành viên có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, mạng lưới Foodbank Việt Nam hoạt động đa dạng các mô hình khác nhau phù hợp với từng địa phương đã triển khai hoạt động trên 44 tỉnh thành phố và đã mở rộng tại 11 tỉnh/tp: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Thanh Hóa, Hưng Yên, Kon Tum, Sơn La,…
sản phẩm
Những sản phẩm của "Vườn ẩm thực cộng đồng" rất chất lượng, nhờ tận dụng trồng nhiều loại giống khác nhau góp phần gia tăng sự đa dạng về dinh dưỡng (Ảnh: Hải Uyên)
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM (NLU) được thành lập năm 1955 và là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và các ngành liên quan. Trường cũng tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Nông - Lâm nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, trường chú trọng đến các hoạt động cộng đồng và phát triển kỹ năng thực hành cho sinh viên thông qua các chương trình hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
Còn lại: 1000 ký tự
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành Công Thương khu vực Nam Trung Bộ

(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.

Xem chi tiết
Khu thương mại tự do - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng

(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.

Xem chi tiết
Long An: Tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Xem chi tiết
Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Xu hướng tiêu dùng xanh trong phát triển bền vững tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương

Đề tài Tự chủ đại học và những vấn đề thực tiễn triển khai tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương do TS. Nguyễn Đồng Anh Xuân (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3