Doanh nghiệp nhà nước “nước rút" kế hoạch kinh doanh cuối năm


(CHG) Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước cả năm 2023, toàn khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ có doanh thu tăng 4%, lãi trước thuế tăng 9% so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, năm 2023 cũng là năm có bối cảnh khó khăn và bất định nên các DNNN đều đang phải nỗ lực tổ chức sản xuất kinh doanh đảm bảo kế hoạch đề ra.
Đến hết năm 2022, Việt Nam có khoảng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và khoảng 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Tính đến 30/6/2023, tổng doanh thu của các DNNN trên cả nước đạt gần 690 nghìn tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm 2023. Lãi phát sinh trước thuế là 67,4 nghìn tỷ đồng. Tổng thuế và các khoản phát sinh nộp NSNN là 67.233 tỷ đồng, đạt 56% so với kế hoạch năm 2023.

Công trường chế tạo chân đế điện gió ngoài khơi của Công ty Cổ phần Dịch vụ Khai thác Dầu khí PTSC. Ảnh: Petrovietnam.
 
Ước cả năm 2023, toàn khu vực DNNN sẽ đạt tổng doanh thu hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với kế hoạch đề ra; tổng lãi phát sinh trước thuế ước đạt hơn 117,3 triệu tỷ đồng, tăng 9% so với kế hoạch đề ra; tổng thuế và các khoản phát sinh nộp NSNN ước đạt gần 129 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với kế hoạch.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia và doanh nghiệp, trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn chung do tác động của xung đột Nga - Ukraine và các bất ổn của kinh tế thế giới, các DNNN đều đang phải nỗ lực tổ chức sản xuất kinh doanh đạt kế hoạch đề ra, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chẳng hạn, tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), 9 tháng vừa qua, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Trong đó, huy động khí, huy động điện khí rất thấp và liên tục giảm; nhập khẩu xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm trong nước trong khi nhu cầu chưa cải thiện, làm tồn kho tăng; bình quân giá thành phẩm xăng dầu 9 tháng đầu năm giảm 18-22% so với cùng kỳ 2022; đà suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ dầu khí sau thời gian dài khai thác ngày càng lớn trong khi dư địa tăng sản lượng khai thác ngày càng thu hẹp, các dự án mới có cơ hội đầu tư thêm rất hạn chế; biến động về tỷ giá tác động bất lợi đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Nhờ bám sát diễn biến thị trường để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản trị, điều hành, kết quả sản xuất và các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn 9 tháng đều vượt cao so với kế hoạch được giao. Trong đó, tổng doanh thu ước đạt 643,2 nghìn tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch 9 tháng, bằng 95% kế hoạch năm; nộp ngân sách ước đạt 102,4 nghìn tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch cả năm 78,3 nghìn tỷ đồng trước 5 tháng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn ước đạt 42,5 nghìn tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, nhận định tình hình thị trường những tháng còn lại đang có dấu hiệu khó khăn nhiều hơn, lãnh đạo Petrovietnam đã yêu cầu các đơn vị phải tập trung sản xuất, đảm bảo an toàn, nâng cao sản lượng khai thác để bù đắp phần bị suy giảm, thiếu hụt; điều chỉnh cơ cấu các sản phẩm xăng dầu phù hợp với nhu cầu thị trường; thúc đẩy mở rộng thị phần phân phối sản phẩm trong khâu hạ nguồn; tăng cường quản lý vốn, dòng tiền, phân tích, đánh giá chất lượng doanh thu, lợi nhuận và kiểm soát các rủi ro tài chính, đặc biệt là biến động tỷ giá…
Còn tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Tổng giám đốc cho biết, gần đây, thị trường đang có những chuyển biến tích cực khi “được mùa, được giá” nên Tập đoàn đã xây dựng các kịch bản để tận dụng cơ hội phát triển. Để tháo gỡ khó khăn về tài chính và sản xuất, đại diện Vinachem cho hay, Tập đoàn chủ động liên hệ với ngân hàng để tháo gỡ tài chính; kết nối với địa phương để nhận được sự hỗ trợ trong việc khai thác, sản xuất; hợp tác với các doanh nghiệp khác thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để bảo đảm đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
Cũng về vấn đề này, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho hay, ở thời điểm khó khăn của nền kinh tế và ngành cảng biển, với sự hỗ trợ của “siêu ủy ban”, VIMC đã đàm phán với các ngân hàng và thành công tái cơ cấu khoản vay hơn 100 triệu USD, mang về lợi nhuận tài chính gần 1.500 tỷ đồng.
Hơn nữa, theo ông Lê Quang Trung, hiện nhu cầu hàng hoá của người tiêu dùng không cao, nên để đảm bảo kế hoạch kinh doanh, VIMC đã nỗ lực hơn nữa để tìm ra giải pháp phù hợp phát triển 3 trụ cột chính gồm phát triển, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống cảng biển như khu vực Lạch Uyên (Hải Phòng), hoặc ở khu vực miền Trung với mục tiêu chuyển dịch cảng Đà Nẵng sang khu vực cảng Liên Chiểu… Đồng thời, VIMA cũng phát triển hệ thống vận tải biển theo xu thế “xanh”, cùng với đó là tích hợp nền tảng số, chuyển đổi số cho hệ thông logistics nhằm cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng.
Với Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV), các đơn vị thuộc Tập đoàn cũng đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành kế hoạch. Trong những tháng cuối năm, ban lãnh đạo TKV đã yêu cầu các đơn vị tiếp tục tập trung cao độ cho sản xuất, đảm bảo an toàn lao động, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023 và chuẩn bị tốt cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024. Doanh thu 9 tháng của TKV ước đạt hơn 127 nghìn tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch năm. Theo kế hoạch quý 4/2023, TKV sẽ sản xuất 8,5 triệu tấn than để hoàn thành kế hoạch cả năm đạt 37,2 triệu tấn; nhập khẩu 3,6 triệu tấn than và tiêu thụ than 11,5 triệu tấn để cả năm đạt 48 triệu tấn than.
Có thể thấy, các DNNN đều đang tập trung cho cao điểm sản xuất cuối năm không chỉ nhằm thực hiện theo kế hoạch đã đề ra mà còn giúp thể hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của khối DNNN với cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Tại thông báo kết luận Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, các DNNN được yêu cầu phải phát huy tối đa nguồn lực đang nắm giữ (với 3,8 triệu tỷ đồng tài sản, đóng góp 29% vào GDP của đất nước) để tập trung phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế. DNNN cần đi đầu trong đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, những ngành mới nổi, tập trung cho phát triển bền vững của đất nước.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3