Doanh nghiệp thủy sản ngóng vốn rẻ mua nguyên liệu sản xuất xuất khẩu


(CHG) Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2023 tiếp tục sụt giảm 2 con số so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 3,379 tỷ USD, giảm 27,9%.
Các doanh nghiệp trong ngành đều đánh giá sự sụt giảm và đứt gãy hiện nay trầm trọng hơn cả giai đoạn đỉnh của dịch bệnh Covid-19. Các đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đã giảm từ 20 - 50%, dẫn đến lượng tồn kho tăng cao.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Fimex Việt Nam. Ảnh: TL
Trước thực tế trên, doanh nghiệp thủy sản tiếp tục bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng các loại chi phí và lãi suất ngân hàng tăng cao.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn lo lắng vì đối mặt với 2 vấn đề lớn. Thứ nhất, nguy cơ thiếu nguyên liệu tôm, cá trầm trọng vào đầu năm 2024 khi dự báo thị trường sẽ phục hồi, nhưng người nuôi đã không thể có đủ sức để thả nuôi tiếp vào thời điểm hiện nay; thứ hai, không ít doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất, suy thoái nặng nề và thậm chí không thể vượt qua giai đoạn rất khó khăn hiện nay.
Các doanh nghiệp đều khẳng định, tình hình khó khăn hơn cả giai đoạn đỉnh dịch Covid-19. Những lợi thế về thị trường trong quý 4/2022 đã không còn vì lạm phát đã “ngấm sâu” vào các lĩnh vực tiêu thụ trên thị trường thế giới.
Dự kiến xuất khẩu trong nửa đầu năm 2023 sẽ bị sụt giảm mạnh do các đơn hàng bị giảm sút nhiều. Khả năng phục hồi phải đến cuối năm 2023. Thời điểm này, doanh nghiệp rất cần thêm sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước để các doanh nghiệp ngành hàng có thể trụ được vượt qua giai đoạn khó khăn này, tạo điều kiện xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
Liên quan đến khó khăn về vốn, theo phân tích của VASEP, doanh nghiệp thủy sản sản xuất hàng xuất khẩu thường vay USD. Tuy nhiên, từ quý 3/2022, nhiều ngân hàng đã thông báo và áp dụng ngay sau đó việc tăng lãi suất vay USD từ 2,1 - 2,8% lên 3 - 3,3% và thậm chí đến 4,5%, và hiện tại thì đa phần đang ở mức cao 4,1 - 4,9%, có những doanh nghiệp phải vay ở mức hơn 5%.
Lãi suất hiện tại là quá cao trong khi lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng thu hẹp do kinh tế thế giới suy giảm và cạnh tranh quốc tế khốc liệt. Các doanh nghiệp cho rằng, nếu Chính phủ không có biện pháp điều chỉnh giảm lãi suất ngay thì sẽ tạo áp lực tài chính rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp, rất khó để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển, đồng thời một số ngành sản xuất vốn là thế mạnh của Việt Nam như xuất khẩu thủy sản sẽ phải thu hẹp sản xuất, từ đó nhường thị phần quốc tế cho các đối thủ Indonesia, Ấn Độ, Ecuador.
Một vấn đề đáng quan ngại nữa là việc “siết tín dụng”, hạn chế cho vay dưới mức tín dụng được cấp, các khoản vay mới chỉ được ngân hàng giải ngân tương ứng với khoản vay cũ khi phải trả nợ trước đó. Việc này khiến doanh nghiệp càng khó khăn khi chi phí tài chính tăng cao, không chủ động được việc thu mua nguyên liệu cho bà con nông, ngư dân trong giai đoạn hiện nay.
Theo VASEP, với mức lãi suất vay USD cao, nếu tính cả các khoản phí như: phí chuyển tiền từ nước ngoài về (0,05%), phí thanh toán L/C (0,1%), phí ký hậu Bill (10USD), phí xử lý chứng từ (10USD), phí chấp nhận L/C trả chậm (50USD)… và chênh lệch tỷ giá giữa mua vào và bán ra thì rõ ràng lãi suất vay ngắn hạn giữa đồng Việt Nam và USD không có gì khác nhau. Việc quản lý các mức phí của các ngân hàng chưa được thực hiện dẫn đến việc một số ngân hàng áp phí quá cao.
Từ thực tế trên, các doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục quan tâm và xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng cho thủy sản nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gói kích cầu dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực sự mua dự trữ nguyên liệu từ nay để xuất khẩu sau 3 - 6 tháng nữa trong năm 2023 và quý 1/2024, ứng phó với tình trạng đơn hàng xuất khẩu không có trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện kích cầu sớm sẽ khiến người nuôi thủy sản có tâm lý yên tâm tiếp tục thả nuôi thay vì treo ao trong giai đoạn hiện nay.
Về chính sách thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngành thủy sản, sau nhiều năm vướng mắc liên quan việc áp mức thuế Thu nhập doanh nghiệp cao tới 20% tại nhiều địa phương do cơ quan Thuế xác định sản phẩm thủy sản là từ “hoạt động sơ chế”, sau kiến nghị của VASEP và tham vấn ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định rõ “hoạt động chế biến thủy sản” làm căn cứ để các Cục thuế xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên, VASEP kiến nghị, quy định này cần được Chính phủ, Bộ Tài chính đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thống nhất...
Bên cạnh đó, VASEP cũng kiến nghị, cơ quan quản lý tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong việc hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu vì hơn 90% hàng hóa của doanh nghiệp thủy sản phục vụ cho xuất khẩu./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3