Đối thoại, gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp Hàn Quốc


(CHG) Ngày 29/6, Cục Hải quan Bình Dương tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - doanh nghiệp Hàn Quốc năm 2023 với sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp. Tại hội nghị, bên cạnh phổ biến chính sách pháp luật mới về hải quan, Cục Hải quan Bình Dương đã tháo gỡ nhiều vướng mắc liên quan đến xuất nhập khẩu tại chỗ, nhập khẩu nguyên liệu nhựa tái chế, mã số hàng hóa, hoàn thuế…

Phát biểu tại hội nghị, Phó cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Thanh Bình cho biết, hiện nay, đơn vị đang làm thủ tục cho trên 400 doanh nghiệp Hàn Quốc. Trong thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã phối hợp tốt với cơ quan Hải quan trong quá trình làm thủ tục XNK, có nhiều đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của Cục Hải quan Bình Dương. Nhiều doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng dự án đầu tư, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế của địa phương.

Đại diện Cục Hải quan Bình Dương giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp tại hội nghị. Ảnh: T.D

Nhằm tiếp tục giúp các nhà đầu tư Hàn Quốc hiểu rõ hơn về các chính sách, pháp luật mới có liên quan đến hoạt động XNK, trong khuôn khổ hội nghị, Cục Hải quan Bình Dương đã phổ biến đến doanh nghiệp các quy định về ghi nhãn, xuất xứ hàng hóa, XNK tại chỗ, các vướng mắc trong lĩnh vực thuế XNK. Đồng thời, Cục cũng cảnh báo tới cộng đồng doanh nghiệp các sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra sau thông quan.

Tại hội nghị, Cục Hải quan Bình Dương đã tháo gỡ gần 20 câu hỏi, vướng mắc liên quan đến hàng hóa gia công sản xuất xuất khẩu, xuất nhập khẩu tại chỗ nhập khẩu nguyên liệu nhựa tái chế, mã số hàng hóa, hoàn thuế…

Đại diện Công ty TNHH HHH Việt Nam nêu vướng mắc tại hội nghị.

Cụ thể, liên quan đến vướng mắc của Công ty TNHH YME VINA về nhập khẩu mặt hàng nhựa tái chế, đại diện Cục Hải quan Bình Dương cho biết, căn cứ theo Quyết định 13/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Cơ quan Hải quan cũng lưu ý doanh nghiệp cần xác định rõ nếu hạt nhựa tái chế được tái chế từ phế liệu, phế thải đơn chất thì được xem là phế liệu. Còn hạt nhựa được tái chế từ nhiều loại vật liệu thì không được coi là phế liệu và không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quy định.

Liên quan đến vướng mắc của doanh nghiệp về nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu theo mã loại hình A12 về để sản xuất nhưng do hàng không đạt yêu cầu chất lượng nên phải tái xuất trả cho đối tác nước ngoài, đại diện Cục Hải quan Bình Dương cho biết, khi tái xuất trả cho khách hàng nước ngoài, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng hóa đã tái xuất theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi nhập khẩu bù cho số hàng không đạt chất lượng ban đầu, Công ty phải nộp đầy đủ các loại thuế nhập khẩu, VAT, các loại thuế khác (nếu có) theo quy định.

Trả lời vướng mắc của một số doanh nghiệp liên quan xin lấy mẫu để xác định định mã số đối với hàng hóa nhập khẩu nhiều lần. Cụ thể, theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung với Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định trường hợp không thể xác định chính xác tên hàng, mã số hàng hóa, công chức hải quan cùng người khai hải quan lấy mẫu thực hiện phân tích, giám định.

Cục Hải quan Bình Dương cũng lưu ý doanh nghiệp về thủ tục hoàn thuế theo Quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Theo đó, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tổ khai hải quan về sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây. Trường hợp doanh nghiệp không khai báo trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây thì sẽ không đủ điều kiện để được hoàn thuế.

Đối với các tờ khai chưa đủ thông tin theo quy định doanh nghiệp thực hiện khai sửa đổi, bổ sung trước khi hoàn thuế theo hướng dẫn tại công văn số 5644/TCHQ-TXNK ngày 23/12/2022 của Tổng cục Hải quan. Đối với các tờ khai phát sinh sau ngày 23/12/2022 doanh nghiệp khai đầy đủ các thông tin khi đăng ký tờ khai.

Nêu vướng mắc tại hội nghị, Công ty TNHH ENS FOAM cho biết, doanh nghiệp không có khả năng về pháp lý để xác định được doanh nghiệp nước ngoài (công ty A) có phải là thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam hay không. Trong khi đó công ty tiến hành làm thủ tục hải quan lại được yêu cầu phải làm văn bản cam kết (Công ty A) là thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Đại diện Cục Hải quan Bình Dương cho biết, theo điểm 1 công văn số 4357/TCHQ-GSQL ngày 17/10/2022 của Tổng cục Hải quan, người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực về các nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan. Do vậy, doanh nghiệp không phải làm văn bản cam kết đối tác mua hàng là “Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam” nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình, kể cả việc xác định điều kiện để được thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Trả lời vướng mắc của Công ty TNHH HANSUNG Việt Nam về việc không giải quyết mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp với lý do khách hàng, người mua phải hiện diện tại Việt Nam, đại diện Cục Hải quan Bình Dương rất chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp về việc áp dụng quy định đối với thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ hiện nay. Liên quan đến khó khăn, vướng mắc này, Cục Hải quan Bình Dương đã có các công văn báo cáo và góp ý gửi Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan và hiện tại, đơn vị đang vẫn chờ văn bản hướng dẫn thực hiện.

Được biết, hiện Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đối với hoạt động XNK tại chỗ.

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3